Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 5 TH tiếng Việt: Đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 5 TH tiếng Việt: Đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…../…./…
TIẾT:….: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và hiểu được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ.
- Vận dụng trợ từ, thán từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và hiểu được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ.
- Vận dụng trợ từ, thán từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm
- Biết chọn lọc tài liệu, thông tin phù hợp với bài học
- Phẩm chất
- Có ý thức trong việc sử dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập tập, huy động tri thức nền và tạo tâm thế tích cực của HS khi vào bài học.
- Nội dung: GV yêu cầu hs chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh chia làm bốn đội lớn thực hiện yêu cầu: Liệt kê những trợ từ và thán từ em đã biết. Trong ba phút đội nào liệt kê được nhiều nhất đội đó chiến thắng và giành được phần thưởng (Điểm hoặc hoa học tập)
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện cá nhân
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận
- Hs trả lời (trong đó GV làm giám khảo)
- GV yêu cầu hs lắng nghe và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét , đánh giá và chốt kiến thức
- GV gợi mở: Thán từ: a, á, ư, hử, hả…
Trợ từ: nhưng, chính, không,….
- Gv dẫn dắt sang nội dung mới: Tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng phong phú, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta vẫn dùng những từ ngữ để nhấn mạnh và bộc lộ cảm xúc. Vậy sử dụng sao cho đúng và phù hợp ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài Trợ từ và thán từ.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Nhận biết và vận dụng được lí thuyết trợ từ và thán từ.
- Nội dung: HS chắt lọc kiến thức, sử dụng SGK trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV
- Tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về trợ từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy nêu khái niệm và chức năng của trợ từ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thán từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy nêu khái niệm của thán từ và chức năng của thán từ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức. | I. Lí thuyết 1) Trợ từ - Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,… - Chức năng: + Trợ từ nhấn mạnh: những, có, chính, mỗi, ngay,…): thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh. + Trợ từ tình thái (tiểu từ tình thái) (à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nhen, nghen,…): thường đứng ở đầu và cuối câu, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn, câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói. 2) Thán từ - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - Chức năng: + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc(a, á, ô, ôi, ối, chà,…) dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đơn, sợ hãi,…) + Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ,…) - Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo ra thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng kèm theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt,…tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thán từ biểu thị. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức tiếng Việt.
- Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS:
Câu 1: Xác định trợ từ và thán từ được sử dụng trong các lời thoại sau:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác