Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 5 Viết: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 5 Viết: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…./…./…..
Ngày dạy:…./…../……
TIẾT:…..: VIẾT VĂN BẢN KIẾN NGHỊ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết và hiểu được các bước viết văn bản kiến nghị về vấn đề của đời sống
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đè của đời sống
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và hiểu được các bước viết văn bản kiến nghị về vấn đề của đời sống
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đè của đời sống
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
- Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; biết chọn lọc và lưu trữ các thông tin, tài liệu.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề
- Có năng lực tự học, yêu thích, chủ động và tích cực trong giao tiếp
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động nêu ý kiến, đề xuấ khi được giao nhiệm vụ
- Phẩm chất
- Có ý thức trong việc tạo lập văn bản.
- Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hững thú cho HS, huy động tri thức nền, tạo tâm thế tích cực cho HS khi bước vào bài học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, học sinh huy động tri thức nền về kiến thức trả lời các câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV
- Tổ chức dạy học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh: Em hãy cho biết một số vấn đề cần kiến nghị trong đời sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhận thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá
- GV gợi mở: Nội dung kiến nghị có thể là: mở lớp học bơi nhân dịp hè, bổ sung nguồn sách tham khảo của thư viện, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho một môn học…..
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Cách làm một bài văn kiến nghị một vấn đề trong đời sống như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước làm và thực hành viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu khi viết văn
- Mục tiêu: Nhận biết được quy trình làm bài văn.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS nhận biết được các bước khi viết văn.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS - Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: · Nêu khái niệm của văn kiến nghị về một vấn đề của đời sống? · Nêu các yêu cầu đối với kiểu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. - Gv gợi mở các em quan sát SGK tr.124 đọc và thực hiện các yêu cầu GV giao ở trên. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung. - Chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với viết văn kiến nghị về một vấn đề của đời sống. - Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống là kiểu văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét, giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ. - Yêu cầu đối với kiểu văn bản: + Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về thời gian, địa điểm, tên tổ chức hoặc cá nhân kiến nghị; thông tin về người viết kiến nghị; lí do; nội dung kiến nghị. + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. + Bố cục văn bản thường gồm các phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc, phần phụ định. Theo dõi SGK tr124. |
Họạt động 2: Đọc và phân tích bào viết tham khảo
- Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Bản kiến nghị về việc không gian yên tĩnh, thuận lợi cho sinh hoạt, học tập - GV yêu cẩu HS vừa đọc văn bản, vừa đối chiếu với nội dung trong các thẻ chỉ dẫn, ghi chép vắn tắt những thông tin cần thiết. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời: · Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin trong từng phần,…) của một bản kiến nghị? · Liệt kê các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của bản kiến nghị · Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị là gì? Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng. · Xác định những nội dung chính được trình bàu trong phần kết thúc của văn bản kiến nghị. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng. | 2. Phân tích bài viết tham khảo *Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin trong từng phần,…) của một bản kiến nghị: - Bố cục: 3 phần (Mở đầu, nội dung, kết thúc) - Cách trình bày thông tin trong từng phần: Phù hợp, chính xác, tường minh, dễ hiểu, rành mạch. *Liệt kê các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của bản kiến nghị: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt nội dung vấn đề kiến nghị, tên các tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng: - Đầy đủ 3 phần của một văn bản kiến nghị - Nội dung phù hợp với từng phần của văn bản - Trình bày rõ ràng logic từng nội dung - Tách phần rõ ràng, khoa học.
|
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
- Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv hướng dẫn HS: 1. Chuẩn bị viết + Đối với đề bài này, nội dung kiến nghị có thể là: Mở lớp học bơi nhân dịp hè, bổ sung nguồn sách tham khảo của thư viện, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho môn học. - Lưu ý: Bản kiến nghị sẽ ý nghĩa hơn nếu em chọn được những vấn đề thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, rèn luyện của học sinh. - Để viết đạt hiệu quả giao tiếp, trước khi viết cần xác định:
|
1. Chuẩn bị viết
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác