Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 4 Đọc 2: Khoe của; Con rắn vuông

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 4 Đọc 2: Khoe của; Con rắn vuông sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

 

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…../…./…..

TIẾT:….:VĂN BẢN 3,4: KHOE CỦA VÀ CON RẮN VUÔNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trung thực, trách nhiệm
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Theo em khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi ý:

Khoác lác là động từ chỉ hành động khoe khoang thái quá của ai đó.” Bạn có thể hiểu hành động khoác lác chính là việc “phóng đại” hoặc “nói sai sự thật” một cách không kiểm soát vậy. Người khoác lác thường sẽ không nhận được sự tán đồng và yêu quý của mọi người.

Khoe khoang là Khoe mẽ, hiểu nôm na là việc khoe khoang, phô bày vẻ hình thức bề ngoài. Đương nhiên, muốn khoe được thì phải có gì đó để khoe. Ở góc độ tích cực, ý thức và hành động khoe khoang có tác dụng tạo nguồn động lực thúc đẩy việc tự khẳng định mình.

Khoe khoang là khoe những cái mình có, còn khoác loác là nói quá lên cả những cái mình chưa có.

- GV dẫn dắt vào bài học: Con người cần không ngừng hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày, chính vì thế chúng ta cần lên án, phê phán những thói hư tật xấu. Để làm rõ hơn sự giễu nhại về các thói xấu chúng ta sẽ bắt đầu vào bài học: Khoe của – Con rắn vuông.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của thể thơ sáu chữ và thơ bảy chữ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc – hiểu văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau:

·        Phương thức biểu đạt chính của hai văn bản Khoe của và Con rắn vuông là gì?

·        Tìm các từ khó và giải nghĩa các từ khó trong văn bản?

- GV yêu cầu các học sinh đọc phân vai bài đọc

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV yêu cầu các hs khác lắng nghe các nhóm và ghi chép lại để phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

I. Đọc – hiểu văn bản

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Giải nghĩa từ khó:

+ Thước: đơn vị cũ đo độ dài, bằng khoảng 0,425 m (thước mộc) hoặc 0,645 m (thước vải)

- Đọc văn bản

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu văn bản Khoe của?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành ba nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình huống truyện?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân vật trong văn bản Khoe của?

+ Nhóm 3: Rút ra bài học qua văn bản xã hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV yêu cầu các hs khác lắng nghe các nhóm và ghi chép lại để phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm  vụ 3: Kết luận theo đặc trưng thể loại.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em hãy rút ra đặc trưng của thể loại truyện cười?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả chuẩn bị

- GV yêu cầu các hs khác lắng nghe các nhóm và ghi chép lại để phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.

II. Khám phá văn bản

1. Văn bản Khoe của

a) Tình huống truyện

- Tình huống hai anh có tính cách hay khoe của gặp nhau, cả hai đều cố ý nói thừa để khoe khoang.

- Câu chuyện kết thúc bằng câu nói của anh mặc áo mới: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả

b) Nhân vật

- Nhân vật “anh lợn cưới”

+ Đang tất tưởi chạy đi tìm lợn xổng

+ Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

à Hỏi to, nhấn mạnh từ “cưới”.

à Lẽ ra phải hỏi “anh có thấy con lợn đen (hoặc trắng, lang) của tôi chạy qua đây không?

- Nhân vật “anh áo mới”

+ Đứng hóng ở cửa để đợi người ta khen.

+ Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.

+ Giơ vạt áo, bảo: “Từ lúc tôi…”

à Điệu bộ lố bịch, tức cười, thông tin anh ta đưa ra thừa so với câu hỏi của anh “lợn cưới”

à Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.

c) Bài học

Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

3. Kết luận theo đặc trưng thể loại

- Cốt truyện: Thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thường không được miêu tả tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm tự nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.

- Nhân vật thường có hai loại: loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,…Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại.

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác