Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../…..
TIẾT:….: VĂN BẢN 2: QUA ĐÈO NGANG
- MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kiến thức
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua biện pháp tu từ.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua biện pháp tu từ.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
- Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
- Phẩm chất
- Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Em đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: Đèo Ngang là đèo trên Quốc lộ 1 vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Từ năm 2004 Hầm đường bộ Đèo Ngang được xây dựng, thay thế đoạn đường đèo vượt núi Hoành Sơn. Đèo Ngang có độ cao 250m (so với mục nước biển)
- GV dẫn dắt vào bài: Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích và tìm hiểu nhé.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: · Em hãy nêu một số nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan? · Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? · Nêu một số từ khó trong văn bản? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
| I. Đọc – hiểu văn bản 1. Tác giả - Bà Huyện Thanh Quan: Tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống vào đầu thế kỉ XIX. Chồng bà làm tri huyên Thanh Quan, tình Thái Bình, do đó bà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. - Quê: Nghi Tàm – Tây Hồ - Hà Nội - Là một trong ba nhà thơ nữ nổi tiếng nhất ở thế kỉ XVIII – XIX 2. Tác phẩm - Là một trong số bài thơ còn sót lại của bà - Hoàn cảnh sáng tác: Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua Đèo Ngang. - Giải nghĩa từ khó: (SGK tr.9) |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác