Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 4 Đọc 1: Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 4 Đọc 1: Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…./…./…..

Ngày dạy:…./…../……

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI

……………………………………………….

MÔN NGỮ VĂN 8 – LỚP

Số tiết: 12 tiết

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ; tục ngữ thông dụng trong giao tiếp.
  • Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
  • Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ; tục ngữ thông dụng trong giao tiếp.
  • Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
  • Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

 

 

 

Ngày soạn:…../…../…...

Ngày dạy:…../…../…….

TIẾT:…..: VĂN BẢN 1, 2: VẮT CỔ CHÀY RA NƯỚC; MAY KHÔNG ĐI GIÀY

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài; câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài; câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nêu được những thay đổi, suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trung thực, trách nhiệm
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Theo em thế nào là keo kiệt?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, gợi mở: Keo kiệt là hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của

- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Keo kiệt là tật xấu xuất hiện trong xã hội mà chúng ta cần phải phê phán, Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một câu chuyện cười phê phán tật xấu đó Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời những câu hỏi sau: Em hãy nêu khái niệm truyện cười và đặc trưng của thể loại truyện cười?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs tiếp nhân nhiệm vụ học tập

- Gv quan sát, gợi mở: Các em chú ý đọc phần Tri thức ngữ văn trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và trao đổi

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV đánh giá và chốt kiến thức

- GV dẫn dắt vào nhiệm vụ mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

·        Nhan đề của bài Vắt cổ chày ra nước có ý nghĩa gì?

·        Phương thức biểu đạt của bài Vắt cổ chày ra nước?

·        Tìm những từ khó và giải nghĩa các từ đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs tiếp nhân nhiệm vụ học tập

- Gv quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và trao đổi

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV đánh giá và chốt kiến thức

- GV dẫn dắt vào nhiệm vụ mới

I. Tri thức ngữ văn

1. Truyện cười

a) Khái niệm

- Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

b) Cốt truyện

Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cốt truyện thường có sự việc bất ngờ, đầy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

c) Bối cảnh

Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không cavs định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.

d) Nhân vật

Nhân vật thường có hai loại:

- Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,…hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.

- Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đae kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột,…) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi…)

e) Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…

- Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp

1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách:

a. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động,…

b. Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật, tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị.

2. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại, chơi chữ….)

2. Đọc văn bản

- Nhan đề: Vắt cổ chày ra nước là câu thành ngữ chỉ những người keo kiệt đến mức bủn xỉn. Nhan đề thể hiện chủ đề tác phẩm.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Giải nghĩa từ khó:

+ Cổ chày: Phần eo lại ở giữa cái chày, dùng để cầm, nắm khi giã.

+ Khố tải: còn gọi là bao tải, bao dệt bằng sợ đay hay dứa gai, thường dùng để đựng lương thực

+ Vận (từ địa phương): mặc.

+ Ngốt: cảm thấy ngột ngạt, bức bối, khó chịu vì nóng bức.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác