Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 Đọc 4: Chạy giặc

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 6 Đọc 4: Chạy giặc sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…../…./….

Ngày dạy:…./…../…..

TIẾT:….:VĂN BẢN 4: CHẠY GIẶC

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn văn học.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn văn học.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Theo dòng lịch sử Việt Nam, sự kiện nào nổi bật trong năm 1858. Nếu em biết hãy cùng chia sẻ với cả lớp nhé.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa – Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc” bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này.

- GV dẫn dắt vào bài: Bài thơ Chạy giặc là bức tranh hiện thực của những ngày đất nước rơi vào nạn xâm lăng và đây cũng là một tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với đất nước. Nhân vật trữ tình đã thể hiện nỗi đau của người dân trong cảnh nước mất nhà tan với những cung bậc khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về bài Chạy giặc nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc – hiểu văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện những yêu cầu sau:

·        Nêu một số nét về tác giả Nguyễn Đình Chiều?

·        Nêu những nét nổi bật trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu?

·        Xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung của những phần vừa xác định?

·        Đọc văn bản

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát

Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:

+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên  Dương Từ - Hà Mậu.

+ Giai đoạn sau: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,...

b. Nội dung thơ văn

- Thể hiện lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân

c. Phong cách nghệ thuật

- Đậm sắc thái Nam Bộ

2. Tác phẩm

- Bố cục:

+ Sáu câu đầu: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

+ Hai câu cuối: Tâm trạng, thái độ của tác giả

- Đọc văn bản

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết đặc trưng và phân tích được văn bản.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược (6 câu đầu)

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:

·        Hãy xác định thời điểm và âm thanh trong hai cầu đề? Qua đó em có nhận xét gì về hoàn cảnh đất nước ta?

·        Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thực và cho biết tác dụng của chúng?

·        Xác định địa danh trong hai câu luận?

·        Em hãy nhận xét về hình ảnh người dân chạy giặc trong sáu câu thơ đầu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tâm trạng, thái độ của tác giả (hai câu kết)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

 

II. Khám phá văn bản

1. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược (6 câu đầu)

a) Hai câu đề

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay”

- Giặc đến:

+ Thời điểm: Tan chợ à nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần.

+ Âm thanh: Súng Tây à lần đầu tiên xuất hiện trong văn học à gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt.

→ Sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.

- Đất nước: bàn cơ thế/phút/sa tay

→ Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động

→ Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.

b) Hai câu thực

- “Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay” → sự tan nát, tán loạn, hãi hùng

- “Lũ trẻ”, “đàn chim” → hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân

- Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ → tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng

→ Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân

c) Hai câu luận

“Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước

  Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

- Các địa danh nổi tiếng Bến Nghé cửa tiền → tan bọt nước; Đồng Nai tranh ngói

→ nhuốm màu mây.

→ Cảnh trù phú, sầm uất, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang khi giặc đến.

Như vậy, sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình không còn, thay vào đó là sự tan hoang, đau thương.

2. Tâm trạng, thái độ của tác giả (hai câu kết)

- Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua câu hỏi tu từ:

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác