Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 Đọc 3: Lòng yêu nước của nhân dân ta
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 6 Đọc 3: Lòng yêu nước của nhân dân ta sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…./…./…..
Ngày dạy:…./…../…...
TIẾT:…..: VĂN BẢN 3: LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
- MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kiến thức
- Nhận biết và phân tích những nét đặc sắc của văn bản.
- Kết nối với các văn bản cùng chủ điểm Lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích những nét đặc sắc của văn bản.
- Kết nối với các văn bản cùng chủ điểm Lòng yêu nước của nhân dân ta.
Năng lực chung
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Là học sinh em cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.
- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị
- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, gợi mở: Học tập tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đoàn kết tốt, thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường,…
- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn “Lòng yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: · Em hãy nêu một số nét về tác giả? · Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản? · Nêu một số từ khó trong văn bản? · Đọc văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
| I. Đọc – hiểu văn bản 1. Tác giả - Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. - Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. - Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước. Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là Hoàng Thị Loan. - Thời thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành; thời gian hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. - Quá trinh hoạt động cách mạng: + Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. + Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Vec-xay bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", kí tên Nguyễn Ái Quốc. + Năm 1920, Người dự Đại hội ở thành phố Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. + Từ năm 1923 đến 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. + Tháng 2/1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. + Tháng 8/1942, Người lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong 13 tháng. + Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. - Người đặt nền móng vững chắc cho văn học cách mạng Việt Nam. - Được UNESCO công nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”. 2. Tác phẩm a) Bố cục: 3 phần - Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn đề nghị luận - Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn yêu nước”: Giải quyết vấn đề - Kết bài: Còn lại: Kết thúc vấn đề b) Chú thích (sgk) c) Đọc văn bản |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết đặc trưng và phân tích được văn bản.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác