Soạn giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10 Đọc 4: Tự trào I

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 10 Đọc 4: Tự trào I sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn…../…../…..

Ngày dạy:…../……/….

TIẾT:…..:VĂN BẢN 4: TỰ TRÀO I

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Là học sinh em cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, gợi mở: Học tập tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đoàn kết tốt, thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường,…

- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn “Lòng  yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

·        Em hãy nêu một số nét về tác giả Trần Tế Xương?

·        Xác định thể loại văn bản?

·        Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

·        Đọc văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- Gv quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt kiến thức.

I. Đọc – hiểu văn bản

1. Tác giả

-Trần Tế Xương (1870 -1907), thường được gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

- Gia đình có mấy đời nề nếp Nho học.

- Là người có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò bó vào khuôn sáo trường quy, nên tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài.

- Tú Xương sống vào giai đoạn thời đổ vỡ: Xã hội phong kiến đang chuyển mình thành xã hội lao căng thực dân nửa phong kiến, trong đó, đồng tiền và thực dân làm chúa tể.

2. Tác phẩm

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết đặc trưng và phân tích được văn bản.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào?

Câu 2: Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận? Tác dụng của việc sủ dụng thủ pháp này?

Câu 3: Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận.

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tổng kết

II. Khám phá văn bản

- Từ ngữ, hình ảnh: Ngơ ngơ ngẩn ngẩn, đần, chẳng phải đần, hầu, chè rượu, sai vặt, vểnh râu, lên mặt, vai phụ lão, dáng văn thân.

à Nhận xét: Không phải quan cũng không phải người dân bình thường, ông Tú tự nhận mình là người không phải người bình thường vì dù chỉ lĩnh “lương vợ” nhưng ngày ngày vẫn sai vặt con hầu chè rượu, có lúc tự đắc như phụ lão, văn thân.

- Việc sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như “vểnh râu, lên mặt’, danh từ “phụ lão, dáng văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ “sự cảm thấy không phải với chính mình” (Trần Đình Sử), bất lực với chính mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.

- Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín.

- Qua tình cảm, cảm xúc của tác giả bộc lộ trong hai câu cuối, ta thấy được ông là người yêu nước, bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.

III. Tổng kết

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác