Siêu nhanh soạn bài Trưa tha hương Văn 7 Cánh diều tập 2

Soạn siêu nhanh bài Trưa tha hương Văn 7 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 7 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài Soạn này. Thêm cách Soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 7 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.

ĐỌC HIỂU: TRƯA THA HƯƠNG

CHUẨN BỊ

- Thông tin về tác giả Trần Cư:

  • Trần Cư (1918-2002) tại Huế Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng nhưng quê gốc ở Bát Tràng, Hà Nội. 

  • Không chỉ sáng tác văn chương, trong năm đầu độc lập (1945-1946), Trần Cư còn viết phóng sự, xã luận, ghi chép, đưa tin về nhiều mảng của đời sống xã hội,..

- Tìm hiểu về điệu hát ru: Hát ru của người Việt ở Bắc Bộ có nguồn gốc lịch sử lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tâm hồn người Việt.

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

Câu 1: Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả được những điều gì?

Giải rút gọn:

Từ “nạo” diễn tả tâm trạng buồn nhớ da diết quê nhà của tác giả.

Câu 2: Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà?

Giải rút gọn:

Vì tiếng hát ru gợi lại kỉ niệm về những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều ở ngôi nhà của mình. Nơi đó có thầy, mẹ, vú em, …

Câu 3: Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?

Giải rút gọn:

Giúp “tôi” nhận ra ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình “tôi”.

Câu 4: Chú ý địa điểm và thời gian được nói tới trong các câu hát ru.

Giải rút gọn:

Địa điểm: xa quê hương. 

Thời gian: buổi trưa

Câu 5: Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?

Giải rút gọn:

  • Những làng tre xanh trên ruộng lúa

  • Các cô thôn nữ khăn mỏ quạ

  • Những đêm trăng trai gái hát trống quân

  • Những đêm chèo ngày vào đám của quê hương.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Đề tài và bối cảnh của câu chuyện có gì đặc biệt?

Giải rút gọn:

- Viết về điệu hát ru nói riêng, nỗi lòng người xa xứ nói chung 

- Đề tài của vản bản là sự thân thuộc của quê hương và bối cảnh xảy ra câu chuyện rất đặc biệt vì khi đang ở căn nhà của người khác, trên quê hương của người khác, tác giả nhớ về quê hương qua tiếng hát ru

Câu 2: Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

Giải rút gọn:

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm. 

Câu 3: Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.

Giải rút gọn:

+ “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam … Qua bao thế kỉ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em.”

+ “Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa …”.

Câu 4: Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Giải rút gọn:

Một số câu văn cụ thể trong văn bản cho thấy: ngôn ngữ tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc. 

Câu 5: Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

Giải rút gọn:

  • Điệu hát ru miền Bắc mang cả vẻ đẹp của cả dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là câu hát ru con ngủ

  • Nó chứa đựng văn hóa dân tộc nhắc ta nhớ tới cội nguồn cùng những điều thân yêu và gắn bó sâu sắc, làm đậm nét hơn hai chứ “quê hương”.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 7 Cánh diều tập 2 bài Trưa tha hương, Soạn bài Trưa tha hương Văn 7 Cánh diều tập 2, Siêu nhanh Soạn bài Trưa tha hương Văn 7 Cánh diều tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác