Siêu nhanh soạn bài Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang Văn 7 Cánh diều tập 1

Soạn siêu nhanh bài Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang Văn 7 Cánh diều tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 7 Cánh diều tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài Soạn này. Thêm cách Soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 7 Cánh diều tập 1 phù hợp với mình.

BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:

NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRÊN “ĐẤT VẬT” BẮC GIANG

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU:

Câu 1: “Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?

Giải rút gọn:

  • “Sới vật”: sàn đấu nơi diễn ra trận đấu vật.

  • Ý nghĩa mang tính biểu tượng cao, bởi hình tròn tượng trưng cho trời và tính dương, còn hình vuông tượng trưng cho đất và tính âm, hai thứ kết hợp tạo thành trời đất, âm dương toàn vẹn.

Câu 2: Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?

Giải rút gọn:

  • Ở hội vật Bắc Giang, đô vật “xe đài” theo tư các tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hoặc hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”. Các tư thế xe đài đều gắn bó mật thiết tới đặc điểm phong tục, địa lý của vùng đất.

Câu 3: Mục đích của keo vật thờ là gì?

Giải rút gọn:

  • Mục đích: nhằm báo cáo với thần linh về hội vật và gửi gắm nguyện ước của người dân mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.

Giải rút gọn:

- Nội dung chính: nói về hội vật diễn ra tại Bắc Giang với những hoạt động độc đáo.

- Phân biệt:

+ “Sới vật”: sàn đấu hình tròn đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật.

+ “Hội vật”: một lễ hội bao gồm phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.

Câu 2: Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?

Giải rút gọn:

  • Cần chuẩn bị hai đô vật có tiếng trong vùng, vừa có tài lại vừa có đức để thực hiện keo vật thờ. Keo vật thờ chính là phần nghi lễ mở đầu cho hội vật.

Câu 3: “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

Giải rút gọn:

Trình tự và quy tắc như sau:

+ Giới thiệu về hai đô vật.

+ Trống chầu vang lên lần một, hai đô vật vào tư thế chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn.

+ Trống chầu vang lên lần hai, hai đô vật vừa khom lưng bái tổ vừa tiến ba bước rồi lùi ba bước.

+ Trống chầu vang lên lần ba, hai đô vật thực hiện nghi thức xe đài với động tác đặc trưng của vùng miền.

+ Keo vật thờ chính thức diễn ra, hai độ vật trình diễn các miếng đánh một cách chậm rãi, nhịp nhàng và đẹp mắt.

+ Kết thúc keo vật, cả hai cùng thua. 

Câu 4: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hoạt động hội thi truyền thống ở quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.

Giải rút gọn:

 Hiểu biết thêm về “Sới vật” – sàn đấu của keo vật – cùng những ý nghĩa văn hóa ẩn sâu đằng sau nó về âm dương đất trời. 

Ở vùng cao Thanh Hóa, mỗi độ Tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mường, Thái lại tổ chức lễ hội tung còn. Đây là dịp đề người dân vui chơi, giao lưu kết bạn, thậm chí là giao duyên. Trước khi mở màn thi đấu, trọng tài thường là một cụ cao niên có uy tín trong vùng sẽ đặt hai quả còn to nhất lên mâm để làm lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu đầy đàn. Khi phần lễ kết thúc, hai đội nam nữ sẽ mặc trang phục truyền thống để thi tung còn trên bãi cỏ rộng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 7 Cánh diều tập 1 bài Những nét đặc sắc trên "đất vật", Soạn bài Những nét đặc sắc trên "đất vật" Văn 7 Cánh diều tập 1, Siêu nhanh Soạn bài Những nét đặc sắc trên "đất vật" Văn 7 Cánh diều tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác