Siêu nhanh soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Văn 7 Cánh diều tập 2
Soạn siêu nhanh bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Văn 7 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 7 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài Soạn này. Thêm cách Soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 7 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.
ĐỌC HIỂU: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
CHUẨN BỊ
- Tác giả Phạm Văn Đồng:
Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.
- Sưu tầm truyện: ĐÔI DÉP BÁC HỒ
- Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị. Đó là mẹ em.
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?
Giải rút gọn:
- Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp.
- Câu chứa thông tin chính “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”
Câu 2: Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần (2) như thế nào?
Giải rút gọn:
- Các lí lẽ, bằng chứng rất cụ thể, rõ ràng, phong phú, sinh động.
Câu 3: Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng?
Giải rút gọn:
Lí lẽ.
Câu 4: Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần (4)?
Giải rút gọn:
Vấn đề : Bác không những giản dị trong đời sống và quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả cách viết, cách nói
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? Người viết đã làm sáng tỏ quan điểm đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
Giải rút gọn:
- Vấn đề chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sáng tỏ qua các phương diện:
giản dị trong đời sống (ăn, mặc, làm việc, sinh hoạt hàng ngày)
giản dị trong quan hệ với mọi người
giản dị trong nói, viết.
Câu 2: Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.
Giải rút gọn:
Trình tự: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề
Bố cục:
+ Mở bài: Nêu vấn đề
+ Thân bài: Đưa ra lý lẽ, dẫn chứng
+ Kết bài: Khái quát vấn đề
Câu 3: Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?
Giải rút gọn:
- Nhận xét:
Tác giả đã sử dụng các bằng chứng cụ thể từ đời sống của Bác
Ngay cả việc đặt tên cho các đồng chí phục vụ cũng rất giản dị mà đầy ý nghĩa.
- Phần này có sức thuyết phục do người viết nêu lên các lí lẽ, dẫn chứng rất cụ thể, sinh động và phù hợp với đề tài lối sống giản dị.
Câu 4: Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?
Giải rút gọn:
- Tác giả đã dẫn ra các câu nói, lời văn rất cụ thể và sinh động về cách viết, cách nói giản dị mà hết sức sâu sắc của Bác
- Từ các dẫn chứng cụ thể ấy, tác giả đã nêu lên nhận xét khái quát về sức mạnh của phẩm chất giản dị.
Câu 5: Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”.
Giải rút gọn:
Khẳng định sức mạnh to lớn trong cách nói, cách viết giản dị của Bác Hồ.
Câu 6: Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?
Giải rút gọn:
Giản dị không phải là sống kham khổ mà nó là lối sống tự nhiên, đơn giản. Giản dị là bỏ qua tất cả những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng của xã hội.
Em sẽ:
Không lãng phí điện, nước, đồ ăn, quần áo.
Sử dụng đồ đạc cẩn thận, giữ gìn, phù hợp hoàn cảnh.
Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 7 Cánh diều tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Văn 7 Cánh diều tập 2, Siêu nhanh Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Văn 7 Cánh diều tập 2
Bình luận