Siêu nhanh soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Văn 6 Kết nối tri thức tập 2
Soạn siêu nhanh bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Văn 6 Kết nối tri thức tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 6 Kết nối tri thức tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 6 Kết nối tri thức tập 2 phù hợp với mình.
Nội dung chính trong bài:
BÀI 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Dấu câu
Câu 1: Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:
Mội người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phiá đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mộc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mua về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh
Giải rút gọn
- Câu 1 dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi và vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Câu 2 dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa gọi gió, gió đến và hô mưa, mưa về
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.
Giải rút gọn
Vẻ đẹp với rừng núi và biển xanh rộng mênh mông như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình của Nha Trang. Màu vàng của những đồi cát rộng mênh mang và màu xanh biếc của những hàng dừa cao vút uốn mình quanh bờ biển Mũi Né chính là một trong những cảnh đẹp không thể không nhắc đến. Ngược lên miền núi cao, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cung đèo Hà Giang; vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa; vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc. Bất cứ nơi đâu, con người đều có thể có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình trên dải đất hình chữ S này.
Nghĩa của từ
Câu 3: Trong tiếng Việt có nhiều từ có yếu tố thuỷ như Thuỷ trong Thuỷ Tinh, có nghĩa là nước. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.
Giải rút gọn
Một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy: đường thủy, thủy sản, thủy quân lục chiến,…
Câu 4: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.
- Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kỳ diệu, to lớn
- Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.
Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão (góp-thành, gió-bão).
Biện pháp tu từ
Câu 5: Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
Giải rút gọn
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn cồn bão; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
- Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về
=> Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, khả năng kỳ diệu của vị thần Sơn Tinh
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 6 Kết nối tri thức tập 2 bài Thực hành tiếng Việt trang 13, Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Văn 6 Kết nối tri thức tập 2, Siêu nhanh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Văn 6 Kết nối tri thức tập 2
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận