Siêu nhanh giải bài 6 Địa lí 12 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 6 Địa lí 12 Cánh diều. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

MỞ ĐẦU

Dân số và lao động là nguồn lực quan trọng, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vậy dân số và nguồn lao động của nước ta có đặc điểm gì? Dân số nước ta có những thế mạnh và hạn chế nào? Tình hình sử dụng lao động ở nước ta ra sao? Vấn đề việc làm và các hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta như thế nào?

Giải rút gọn:

* Đặc điểm dân số: Từ năm 1989 - nay, tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Cơ cấu dân số theo dân tộc: Trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc củng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (khoảng 85,3%), các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7%.

- Cơ cấu dân số theo giới tính: 

+ Tỉ số giới tính có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi.

+ Tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng.

- Cơ cấu dân số theo tuổi: giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

* Đặc điểm nguồn lao động

- Số lượng lao động: Năm 2021, lực lượng lao động của nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân.

- Chất lượng lao động:  

+ Người lao động nước ta sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất cùng với truyền thống được tích luỹ qua nhiều thế hệ. 

+ Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

* Thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta

- Thế mạnh

+ Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Nước ta có nhiều dân tộc. 

- Hạn chế

+ Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường. 

+ Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

* Tình hình sử dụng lao động ở nước ta 

- Trong các ngành kinh tế: tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm, tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

- Theo thành phần kinh tế: Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

- Theo khu vực thành thị và nông thôn:  Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.

* Vấn đề việc làm và các hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta 

- Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.

- Nâng cao năng lực dự bảo về nhu cầu việc làm.

- Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề,

- Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến

I. DÂN SỐ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 6.1, hãy trình bày đặc diểm dân số nước ta.

Giải rút gọn:

* Quy mô dân số và tình hình tăng dân số

- Năm 2021. Việt Nam có số dân là 98,5 triệu người

- Dân số tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX. Từ năm 1989 đến nay, tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

* Cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số theo dân tộc

+ Trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc củng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (khoảng 85,3%), các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7%.

+ Có trên 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. 

- Cơ cấu dân số theo giới tính

+ Tỉ số giới tính của dân số nước ta năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. 

- Cơ cấu dân số theo tuổi giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

* Phân bố dân cư

- Mật độ dân số trung bình của nước ta là 297 người/km² (năm 2021). 

- Tuy nhiên, phân bố dân cư có sự khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta.

Giải rút gọn:

Thế mạnh

Hạn chế

- Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Nước ta có nhiều dân tộc.

- Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường. 

- Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Nêu chiến lược và giải pháp phát triển dân số ở nước ta.

- Liên hệ với địa phương em.

Giải rút gọn:

Chiến lược

Giải pháp

- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng.

- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.

- Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, thích ứng với già hoá dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.

- Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số. 

- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.

 

Liên hệ với Hà Nội

+ Hà Nội đặt mục tiêu duy trì quy mô dân số trong khoảng 13 triệu người đến năm 2030.

+ Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khỏe cho người dân.

+ Phát triển đô thị theo hướng đa cực, giảm tải cho khu vực trung tâm.

+ Tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra tạm trú, tạm vắng. Hạn chế cấp phép xây dựng nhà cho người nhập cư không có việc làm ổn định.

+ Tuyên truyền, giáo dục về kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

II. LAO ĐỘNG

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm nguồn lao động của nước ta.

Giải rút gọn:

- Số lượng lao động: Năm 2021, lực lượng lao động của nước ta là 50,6 triệu người, chiếm 51,3% tổng số dân.

- Chất lượng lao động

+ Người lao động nước ta sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất cùng với truyền thống được tích luỹ qua nhiều thế hệ. 

+ Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động ở nước ta trong các ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn.

Giải rút gọn:

* Trong các ngành kinh tế: giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

* Theo thành phần kinh tế: Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

* Theo khu vực thành thị và nông thôn: có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.

III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy:

- Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta.

- Nêu các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

Giải rút gọn:

* Phân tích 

- Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hoá các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm. 

- Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp của nước ta là 3,20 %, trong đó thành thị là 4,33% và nông  thôn là 2,50%, tỉ lệ thiếu việc làm của cả nước là 3,10%, trong đó thành thị là 3,33 % và nông thôn là 2,96%.

* Giải pháp

- Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.

- Nâng cao năng lực dự bảo về nhu cầu việc làm.

- Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề,

- Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học – công nghệ,

- Tăng cường truyền thông chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: 1. Dựa vào bảng 6.1, hãy:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1999-2021.

b) Nhận xét và giải thích về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta trong giai đoạn 1999 - 2021.

Giải rút gọn:

a.

b. Nhận xét và giải thích:

- Quy mô dân số tăng đều qua các giai đoạn 

- Giai đoạn 1991 – 2021 tăng 22 triệu người, từ 76,5 triệu người lên 98,5 triệu người.

- Trung bình mỗi 10 năm tăng 10,5 triệu người.

=> Giải thích

+ Do hiện tượng bùng nổ dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao đẫn đến số dân ngày càng tăng.

+ Do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và có sự khác biệt giữa các vùng về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán nên gia tăng dân số giảm. Đặc biệt năm 2019, dịch bệnh làm giảm tỉ lệ tăng dân số của nước ta.

Câu 2: Thu thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về lao động hoặc các loại việc làm ở địa phương em.

Giải rút gọn:

Lao động ở Hà Nội:

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2023, Hà Nội có hơn 5,3 triệu lao động, trong đó lao động trong độ tuổi lao động chiếm 87,2%. Lao động Hà Nội được đánh giá cao về trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội luôn thấp hơn tỷ lệ trung bình cả nước. Lao động Hà Nội tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Mức lương bình quân của lao động Hà Nội năm 2023 là 7,5 triệu đồng/người/tháng. Mức lương cao nhất thuộc về ngành công nghệ thông tin và truyền thông (trên 10 triệu đồng/người/tháng). Mức lương thấp nhất thuộc về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (khoảng 5 triệu đồng/người/tháng). Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Nhiều lao động phải làm việc trong điều kiện khó khăn, vất vả, thu nhập thấp. Tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là ở thanh niên, vẫn còn cao. Tăng cường đào tạo nghề nghiệp cho lao động, nhất là lao động trẻ. Tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho lao động. Nâng cao mức lương và chế độ đãi ngộ cho lao động. Mở rộng thị trường lao động, thu hút lao động chất lượng cao.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Cánh diều bài 6, Giải bài 6 Địa lí 12 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 6 Địa lí 12 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác