Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Ôn tập chương 2: Địa lí dân cư

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Ôn tập chương 2: Địa lí dân cư có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân khiến vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long do

  • A. Đất đai màu mỡ.
  • B. Giao thông thuận tiện.
  • C. Khí hậu thuận lợi
  • D. Lịch sử khai thác.

Câu 2: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nước ta là

  • A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.
  • B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.
  • C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.
  • D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất.

Câu 3: Tình trạng di dân tới vùng trung du miền núi dẫn đến

  • A. Gia tăng sự mất cân bằng tỉ lệ giới tính.
  • B. Các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
  • C. Tăng khó khăn cho vấn đề việc làm.
  • D. Tài nguyên, môi trường bị suy giảm.

Câu 4: Đô thị ra đời vào thế kỉ XI là:

  • A. Phú Xuân.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Phố Hiến.
  • D. Thành Thăng Long.

Câu 5: Đô thị ra đời vào thế kỉ XVI – XVIII là:

  • A. Phố Hiến.
  • B. Thành Cổ Loa.
  • C. Thành Thăng Long.
  • D. Phú Xuân.

Câu 6: Trong thời kì Pháp thuộc, một số đô thị lớn ở nước ta ra đời với chức năng chính là:

  • A. Chính trị và ngoại giao.
  • B. Hành chính và quân sự.
  • C. Quốc phòng và thương mại.
  • D. Thương mại và giáo dục.

Câu 7: Quá trình đô thị hóa từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
  • B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, số lượng đô thị tăng chậm.
  • C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
  • D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng nhanh.

Câu 8: Quá trình đô thị hóa từ năm 1975 đến nay ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm. 
  • B. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh
  • C. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh. 
  • D. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 9: Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta:

  • A. Có xu hướng giảm dần.
  • B. Liên tục tăng lên.
  • C. Tăng chậm.
  • D. Tăng rất nhanh.

Câu 10: Theo số liệu năm 2021, số lượng dân thành thị của nước ta là:

  • A. 30,2 triệu dân.
  • B. 32,9 triệu dân.
  • C. 29,5 triệu dân.
  • D. 36,6 triệu dân.

Câu 11:  Cơ cấu dân số vàng là cơ cấu khi

  • A. Tỉ số phụ thuộc trên 60%.
  • B. Tỉ số phụ thuộc dưới 50%.
  • C. Tỉ số phụ thuộc trên 60%.
  • D. Tỉ số phụ thuộc dưới 50%.

Câu 12: Vùng núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng do

  • A. Lịch sử định cư sớm hơn.
  • B. Nguồn lao động ít hơn.
  • C. Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
  • D. kinh tế - xã hội chậm phát triển.

Câu 13: Đâu không phải là hạn chế dân số nước ta?

  • A. Sức ép về tài nguyên.                                             
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Quá tải sử dụng dịch vụ.                                         
  • D. Nâng cao chất lượng sống.

Câu 14: Theo khu vực thành thị và nông thôn, cơ cấu lao động thay đổi theo xu hướng

  • A. tăng tỉ lệ lao động nông thôn.             
  • B. giảm tỉ lệ lao động thành thị.
  • C. tăng tỉ lệ lao động thành thị.               
  • D. giảm nhẹ lao động thành thị.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

  • A. Đô thị hóa diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính chất tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội. 
  • B. Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn hằng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
  • C. Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.
  • D. Từ đô thị lối sống văn minh, hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn. 

Câu 16: Trong các ngành kinh tế, cơ cấu lao động thay đổi theo xu hướng

  • A. Tỉ lệ lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm; tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp, xây dựng tăng.
  • B. Tỉ lệ lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng; tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm.
  • C. Tỉ lệ lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm; tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.
  • D. Tỉ lệ lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm; dịch vụ giảm; tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp, xây dựng tăng.

Câu 17: Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới như thế nào?

  • A. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  • B. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta không có sự chênh lệch so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  • C. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta cao so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  • D. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta rất thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.

Câu 18: Theo thành phần kinh tế, cơ cấu lao động thay đổi theo xu hướng

  • A. Tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước và nước ngoài Nhà nước giảm; tỉ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
  • B. Tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước và nước ngoài Nhà nước tăng; tỉ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
  • C. Tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài giảm; tỉ lệ lao động khu vực nước ngoài Nhà nước tăng.
  • D. Tỉ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và nước ngoài Nhà nước giảm; tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước tăng.

Câu 19: Quá trình phát triển thành phố do sự gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống được gọi là:

  • A. Đô thị hóa ngoại vi.
  • B. Đô thị hóa tự phát.
  • C. Đô thị hóa nông thôn.
  • D. Đô thị hóa vùng ven đô.

Câu 20: Đâu không phải là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa?

  • A. Văn hóa dân tộc.
  • B. Điều kiện xã hội.
  • C. Trình độ phát triển kinh tế.
  • D. Lối sống thành thị.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác