Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Cánh diều bài 6: Dân số, lao động và việc làm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 6: Dân số, lao động và việc làm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

BÀI 6. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Phần 1: Mục tiêu bài học

- Trình bày được đặc điểm dân số và phân tích được các thế mạnh, hạn chế về dân số của nước ta.

- Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.

- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

- Phân tích được vấn đề việc làm và nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.

- Vẽ được biểu đồ về dân số, nhận xét và giải thích được đặc điểm dân số thông qua số liệu thống kê và bản đồ dân cư Việt Nam.

Phần 2: Bài học

I. Dân số

1. Đặc điểm dân số

a) Quy mô dân số và tình hình tăng dân số

- Năm 2021. Việt Nam có số dân là 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Dân số nước ta tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX, ở giai đoạn 1954 - 1960 mức gia tăng dân số lên tới 3,9% đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số. Từ năm 1989 đến nay, tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

b) Cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số theo dân tộc

+ Trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh.

+ Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất, giữ gìn văn hoá, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Hiện nay, có trên 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

+ Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, có đóng góp tích cực vào quả trình xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

 - Cơ cấu dân số theo giới tính

+ Tỉ số giới tính có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. 

+ Tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng.

 - Cơ cấu dân số theo tuổi

+ Cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta đang thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

c) Phân bố dân cư

-  Có sự khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất.

- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi theo thời gian. 

2. Thế mạnh và hạn chế về dân số

- Thế mạnh

+ Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Nước ta có nhiều dân tộc. Cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong xây dựng và phát triển đất nước. Các dân tộc còn tạo nên nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc, có giá trị để phát triển du lịch.

- Hạn chế

+ Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

3. Chiến lược và giải pháp phát triển dân số

a) Chiến lược phát triển dân số

- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng.

- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.

- Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững, thích ứng với già hoá dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và đảm bảo an ninh quốc phòng.

b) Giải pháp để phát triển dân số

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.

- Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số.

- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.

II. Lao động

1. Đặc điểm nguồn lao động

a) Số lượng lao động

- Ở nước ta, tỉnh trạng ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, đông dân, các khu vực đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và dọc các tuyến đường có mật độ phương tiện giao thông lớn.

- Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở nước ta là: Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các nguyên nhân khác như hoạt động xây dựng; hoạt động nông nghiệp, hoạt động làng nghề.....

b) Chất lượng lao động

- Người lao động nước ta sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng với truyền thống được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

- Chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Sử dụng lao động

a) Trong các ngành kinh tế

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cơ cấu lao động ở nước ta cũng chuyển dịch tích cực: tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm; tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

b) Theo thành phần kinh tế

- Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

c) Theo khu vực thành thị và nông thôn

- Nước ta có 18,5 triệu lao động ở khu vực thành thị và 32,1 triệu lao động ở khu vực nông thôn (năm 2021).

- Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị.

III. Vấn đề việc làm

- Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hoá các loại hình sản xuất và sự ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm.

- Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Năm 2021, tỉ lệ thất nghiệp của nước ta là 3,20 %, trong đó thành thị là 4,33% và nông thôn là 2,50%, tỉ lệ thiếu việc làm của cả nước là 3,10%, trong đó thành thị là 3,33 % và nông thôn là 2,96%.

- Giải pháp:

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động.

+ Nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu việc làm.

+ Tăng cường đào tạo nghề, chủ động xã hội hoá trong công tác đào tạo nghề,

+ Đào tạo lao động các ngành gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học – công nghệ.

+ Tăng cường truyền thông chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CD bài 6: Dân số, lao động và việc, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 6: Dân số, lao động và việc, Ôn tập Địa lí 12 cánh diều bài 6: Dân số, lao động và việc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác