Siêu nhanh giải bài 20 Địa lí 12 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 20 Địa lí 12 Cánh diều. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Cánh diều phù hợp với mình.

BÀI 20. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

MỞ ĐẦU

Vùng Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nhờ có vị trí và điều kiện thuận lợi. Vậy vùng có những thế mạnh và hạn chế nào? Vấn đề phát triển công nghiệp và dịch vụ của vùng hiện nay ra sao?

Giải rút gọn:

* Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình và đất: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích với đất phù sa màu mỡ. Địa hình đồi núi ở phía bắc, rìa phía tây, tây nam với đất fe-ra-lit là chủ yếu. Địa hình ven biển đa dạng có nhiều vũng vịnh. 

+ Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh

+ Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Khoáng sản: Đây là cơ sở quan trọng để vùng phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Sinh vật: Trong vùng có một số hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Vùng có dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào, là một trong những vùng có chất lượng lao động cao nhất nước ta, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. 

+ Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế. 

* Hạn chế

- Vùng chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai.

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép đến các vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường.

I. KHÁI QUÁT

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 20.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

* Vị trí địa lí

- Vùng có 4 huyện đảo là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh).

- Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

* Phạm vi lãnh thổ

- Nằm ở trung tâm Bắc Bộ; giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp vịnh Bắc Bộ và nước láng giềng Trung Quốc.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu khái quát về dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có dân số đông và tăng liên tục qua các năm. 

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. 

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Tây,... Vùng có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ từ lâu đời.

II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 20.1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

* Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình và đất: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích với đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. 

+ Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh,

+ Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Khoáng sản: Than là khoáng sản có giá trị nhất của vùng, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Ngoài ra, trong vùng còn có một số khoảng sản khác như: đá vôi (Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam), sét, cao lanh (Hải Dương. Quảng Ninh).... 

+ Sinh vật: Trong vùng có một số hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng phân bố chủ yếu tại các vườn quốc gia; khu dự trữ sinh quyển thế giới

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào, là một trong những vùng có chất lượng lao động cao nhất nước ta, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. 

+ Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế. 

+ Đồng bằng sông Hồng có Thủ đô Hà Nội 

* Hạn chế

- Vùng chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai 

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép đến các vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 20.1, hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

- Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng đa dạng. 

- Tính đến hết năm 2021 Đồng bằng sông Hồng có 72 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động 

- Định hướng phát triển công nghiệp của vùng là tiếp tục chú trọng hiện đại hoá, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, cạnh tranh, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng trong phát triển công nghiệp.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 20.2, hãy phân tích vấn đề phát triển ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

- Giao thông vận tải:

+ Đồng bằng sông Hồng có khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đứng đầu cả nước. 

+ Vùng có mạng lưới giao thông phát triển khả toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau: Đường bộ, đường sông, đường biển, hàng không.

- Thương mại:

+ Nội thương phát triển đa dạng và phong phú. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của vùng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng không ngừng tăng lên.

+ Ngoại thương: Năm 2021, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của vùng chiếm 37,3% của cả nước. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của vùng khá đa dạng Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, nhiều mặt hàng đã vươn xa tới các thị trường châu Âu, châu Mỹ... 

- Du lịch:

+ Năm 2021, toàn vùng dòn khoảng 183 triệu lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ (trong đó khách nội địa chiếm trên 90% tổng số), doanh thu du lịch lữ hành chiếm hơn 40% của cả nước.

+ Các sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, đảo,... 

* Tài chính ngân hàng và logistics:

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Hoạt động tài chính ngân hàng trong vùng phát triển rộng khắp,

- Hoạt động logistics trong vùng phát triển; hình thành các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông mình, bên vững theo chuẩn quốc tế gần với các tuyển giao thông. 

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bảng 20.1, hãy nhận xét về thế mạnh lao động đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

Vùng đồng bằng sông Hồng có lực lượng lao động lớn, nguồn lao động dồi dào (11,4 triệu người năm 2021) => thị trường tiêu thụ lớn.

Chất lượng lao động của vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng cao, từ 21,2% (2010) tăng lên 37,0% (2021). 

=> Là nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của nhiều ngành nghề giúp phát triển kinh tế, xã hội của vùng. 

Câu 2: Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về sự phát triển của một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ (một điểm du lịch, một trung tâm thương mại hay siêu thị) ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Giải rút gọn:

Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, là điểm du lịch nổi tiếng nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng và cũng là một trong những điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam. Ngành du lịch Hạ Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực. Số lượng khách du lịch đến Hạ Long năm 2022 ước đạt 12,5 triệu lượt, tăng 2,5 lần so với năm 2010. Du khách quốc tế chiếm khoảng 30% tổng lượng khách du lịch. Hạ tầng du lịch được cải thiện. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Các dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách.  Công tác quảng bá du lịch được đẩy mạnh. Quảng Ninh đã tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch. Quảng bá hình ảnh du lịch Hạ Long trên các kênh truyền thông trong và ngoài nước. Sự phát triển của du lịch Hạ Long đã mang lại nhiều lợi ích cho địa phương như tạo việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung. Ngành du lịch tạo việc làm cho khoảng 200.000 người dân địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Ninh giảm từ 18,4% năm 2010 xuống còn 4,2% năm 2022. Ngành du lịch đóng góp khoảng 30% GDP của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, ngành du lịch Hạ Long cũng đang đối mặt với một số thách thức như ô nhiễm môi trường; giao thông tắc nghẽn; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đồng đều. Để phát triển du lịch Hạ Long một cách bền vững, cần tập trung vào các giải pháp như bảo vệ môi trường; giải quyết vấn đề giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển du lịch cộng đồng. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, du lịch Hạ Long hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Địa lí 12 Cánh diều bài 20, Giải bài 20 Địa lí 12 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 20 Địa lí 12 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác