Siêu nhanh giải bài 24 Địa lí 12 Cánh diều
Giải siêu nhanh bài 24 Địa lí 12 Cánh diều. Giải siêu nhanh Địa lí 12 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Địa lí 12 Cánh diều phù hợp với mình.
BÀI 24. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ
MỞ ĐẦU
Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, là vùng kinh tế năng động, đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vậy Đông Nam Bộ có những thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển kinh tế – xã hội? Các ngành công nghiệp; dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển ra sao? Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường như thế nào?
Giải rút gọn:
a. Thế mạnh
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình tương đối bằng phẳng; hai nhóm đất chính là đất ba-dan và đất xám phù sa cổ.
- Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt
- Phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
- Khoáng sản: Một số loại có giá trị như: dầu mỏ và khí tự nhiên; ngoài ra còn có ti-tan, cao lanh, đá vôi,...
- Vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn thu hút đông lực lượng lao động có chuyên môn cao từ các vùng khác.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo
b. Hạn chế
- Mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn và các diễn biển thất thường của biến đổi khí hậu.
- Tỉ lệ dân nhập cư cao
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
c. Sự phát triển của các ngành
* Công nghiệp: là vùng phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm.
* Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông của vùng Đông Nam Bộ có đủ loại hình, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.
* Thương mại
- Hoạt động nội thương phát triển và phân bố rộng rãi phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
- Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ rất phát triển.
* Du lịch: Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo....
* Nông nghiệp luôn chiếm ưu thế
* Thủy sản đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, đánh bắt xa bờ, định vị tàu thuyền, nâng cấp đội tàu khai thác ngoài khơi,...
* Lâm nghiệp: chiếm tỉ trọng nhỏ
d. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ phù hợp đã tác động tích cực đến môi trường của vùng, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường.
- Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, môi trường sống xanh cho cộng đồng dân cư toàn vùng.
I. KHÁI QUÁT
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.1, hãy:
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
* Vị trí địa lí
- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triên hàng đầu cả nước.
- Vùng giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; giáp Cam-pu-chia và Biển Đông.
* Phạm vi lãnh thổ
- Đông Nam Bộ có 6 tỉnh, thành phố.
- Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 23,6 nghìn km². Đông Nam Bộ có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn với các đảo và một quần đảo.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu khái quát về dân số của vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Đông Nam Bộ là vùng có dân số đông, năm 2021 có trên 18,3 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,98 %, tỉ lệ gia tăng dân số cơ học là 1,6%.
- Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm 54,1% dân số của vùng
- Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao với 778 người/km²
- Vùng có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Kinh, Chăm, Khơ-me, Hoa.... với văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng.
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.1, hãy:
- Phân tích các thế mạnh đối với phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
- Phân tích các hạn chế cần giải quyết trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
a. Thế mạnh
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình tương đối bằng phẳng; hai nhóm đất chính là đất ba-dan và đất xám phù sa cổ.
- Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô rõ rệt
- Phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
- Khoáng sản: Một số loại có giá trị như: dầu mỏ và khí tự nhiên; ngoài ra còn có ti-tan, cao lanh, đá vôi,...
- Vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, gần các ngư trường lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, là địa bàn thu hút đông lực lượng lao động có chuyên môn cao từ các vùng khác.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại tạo sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo
b. Hạn chế
- Mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn và các diễn biển thất thường của biến đổi khí hậu.
- Tỉ lệ dân nhập cư cao.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Là vùng phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
- Năm 2021, Đông Nam Bộ có 99 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, chiếm 34,4% cả nước.
- Các trung tâm công nghiệp của vùng là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thuận An, Thủ Dầu Một, Dĩ An.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển giao thông vận tải ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Là đầu mối giao thông lớn nhất khu vực phía nam và quan trọng của cả nước.
- Số lượt vận chuyển hành khách và hàng hoá của vùng ngày càng tăng.
- Thành phố Hồ Chí Minh là dầu mối giao thông vận tải lớn nhất vùng.
- Mạng lưới giao thông của vùng Đông Nam Bộ có đủ loại hình, ngày càng hoàn thiện và hiện đại.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển ngành thương mại ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
* Nội thương
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng tăng nhanh, năm 2021 chiếm 27,8% cả nước.
- Số lượng các cơ sở bán lẻ hiện đại ngày cảng nhiều, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.....
* Ngoại thương
- Tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của vùng năm 2021 là 236,5 tỉ USD, chiếm 35,3% tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu cả nước, trong đó trị giá xuất khẩu đạt 112,6 tỉ USD và trị giá nhập khẩu là 123,9 tỉ USD.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Đồng Nai.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển ngành du lịch ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Đông Nam Bộ là một trong những vùng du lịch phát triển của nước ta.
- Năm 2021, vùng thu hút trên 20% lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ. Doanh thu du lịch lữ hành của vùng chiếm khoảng 38% cả nước.
- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng được xác định là: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hoá – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo....
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Nông nghiệp luôn chiếm ưu thế, với 80,8% giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng
- Là vùng có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn ở nước ta. Các cây trồng chủ lực của vùng là cao su, điều và hồ tiêu. Các tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất vùng là: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh.
- Đông Nam Bộ là một trong những vùng trồng cây ăn quả lớn của cả nước.
- Ngành chăn nuôi ở vùng Đông Nam Bộ phát triển khá nhanh theo hướng trang trại tập trung quy mô lớn, áp dụng các quy trình công nghệ chăn nuôi, chế biến hiện đại, giống mới cho năng suất và chất lượng cao,...
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển ngành thủy sản ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Trong giai đoạn 2010 - 2021, sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, trong đó khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế và tập trung chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Vùng đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, đánh bắt xa bờ, định vị tàu thuyền, nâng cấp đội tàu khai thác ngoài khơi,...
- Nuôi trồng thuỷ sản phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 24.2, hãy trình bày tình hình phát triển ngành lâm nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (2,4%, năm 2021) bao gồm: khai thác gỗ và lâm sản, trồng rừng và chăm sóc rừng.
- Sản lượng gỗ khai thác năm 2021 là hơn 450 nghìn m³.
- Khai thác gỗ tập trung chủ yếu ở Đồng Nai.
- Hoạt động trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng trong vùng được chú trọng phát triển, diện tích rừng trồng duy trì khoảng 220 nghìn ha.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ phù hợp đã tác động tích cực đến môi trường của vùng, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường.
- Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, môi trường sống xanh cho cộng đồng dân cư toàn vùng.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 1: Dựa vào bảng 24.1, hãy nhận xét về sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
- Giá trị sản xuất của Đông Nam Bộ liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2021 tăng 2560,3 nghìn tỉ đồng, từ 1465,9 tỉ đồng lên 4026,2 nghìn tỉ đồng (gấp 2,75 lần)
- So với cả nước, giá trị sản xuất giảm qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2021 giảm 17,2% từ 48,1% còn 30,0% (giảm 1,56 lần).
Câu 2: Thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về ngành khai thác dầu thô ở vùng Đông Nam Bộ.
Giải rút gọn:
Ngành khai thác dầu thô ở vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ là khu vực có trữ lượng dầu thô lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Ngành khai thác dầu thô ở đây đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. Ngành khai thác dầu thô cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp lọc hóa dầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ngành khai thác dầu thô tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương. Ngành khai thác dầu thô đóng góp ngân sách lớn cho nhà nước, giúp phát triển các ngành kinh tế khác. Vùng Đông Nam Bộ có nhiều mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,... với diện tích khai thác ngày càng mở rộng. Sản lượng khai thác dầu thô ở Đông Nam Bộ tăng liên tục qua các năm, năm 2022 đạt hơn 18 triệu tấn. Ngành khai thác dầu thô ở Đông Nam Bộ đang áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ môi trường. Dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngành khai thác dầu thô cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu; biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác; giá dầu thô thế giới biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành. Để phát triển ngành khai thác dầu thô một cách bền vững, cần tăng cường đầu tư vào công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại; bảo vệ môi trường biển, phòng chống sự cố tràn dầu; nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động; phân phối hợp lý lợi nhuận từ khai thác dầu thô, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Ngành khai thác dầu thô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển ngành khai thác dầu thô một cách bền vững sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Địa lí 12 Cánh diều bài 24, Giải bài 24 Địa lí 12 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 24 Địa lí 12 Cánh diều
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận