Siêu nhanh giải bài 10 Lịch sử 9 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 10. Giải siêu nhanh Lịch sử 9 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 9 Kết nối tri thức phù hợp với mình


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

MỞ ĐẦU

Quan sát hai hình dưới đây, em liên hệ đến quốc gia và khu vực nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của quốc gia và khu vực này từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có gì nổi bật? Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về điều đó

Giải rút gọn:

- Qua hai hình trên, em liên hệ đến Liên Xô và các nước Đông Âu

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, 
+ Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục đất nước và thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm để xây dựng chủ nghĩa Xã hội. 

+ Các nước Đông Âu được giải phóng đã tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

+ Liên Xô đã khôi phục và xây dựng lại 6000 nhà máy, cải thiện đời sống nhân dân và chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949. 

+ Các nước Đông Âu đã phát triển nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa, và nông nghiệp, trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

1. LIÊN XÔ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Câu hỏi: Trình bày tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

Giải rút gọn:

-Từ năm 1949, Liên Xô thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị, nhưng vào đầu những năm 80, nước này lâm vào khủng hoảng chính trị. 

- Sau đó, vào tháng 3/1985, M. Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô

- Tháng 3/1990 trở thành Tổng thống. 

- Tuy nhiên, vào ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính lật đổ M. Goóc-ba-chốp thất bại, dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô viết, khi ông từ chức Tổng thống vào ngày 25/12/1991.

Câu hỏi: Trình bày tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

Giải rút gọn:

-Từ năm 1946, Liên Xô bắt đầu khôi phục kinh tế và trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới vào những năm 60.

- Tuy nhiên, từ giữa những năm 70, nền kinh tế Liên Xô trải qua sự trì trệ. 

- Các nỗ lực cải tổ kinh tế từ năm 1985 không đồng bộ và không hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào những năm 1989 – 1991, với tình trạng khan hiếm lương thực và hàng hoá tiêu dùng.

Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, trình bày tình hình xã hội và văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

Giải rút gọn:

- Xã hội: 

+ Cơ cấu xã hội có những biến đổi tích cực

+ Từ cuối những năm 70, do khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng làm cho đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay. Từ năm 1989, nhiều cuộc biểu tình, bãi công đã nổ ra

- Văn hoá:

+ Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí – thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

+ Thúc đẩy giao lưu văn hoá 

Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện về sự khủng hoảng và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ

Giải rút gọn:

- Biểu hiện về sự khủng hoảng ở Liên Xô: 

+ Về kinh tế: Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút. Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm

+ Về chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng..

- Nguyên nhân chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ:

+ Đảng và Nhà nước Liên Xô mất tính động của nền kinh tế - xã hội, dẫn đến mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.

+ Sự bất đồng nội bộ trong chính quyền góp phần làm mất đoàn kết và thống nhất đường lối, chính sách.

+ Đường lối phát triển kinh tế - xã hội không hợp lý, thiếu tính cẩn trọng và chủ quan.

+ Vấn đề dân tộc được giải quyết chậm chạp, hoặc theo lối tư duy cũ, tạo ra sự bức xúc và thúc đẩy sự suy thoái.

+ Áp lực từ cuộc chạy đua vũ trang và sự chống đối của các thế lực thù địch cũng góp phần vào suy thoái của chế độ.

2. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Câu hỏi: Trình bày nét nổi bật về chính trị của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Giải rút gọn:

- Từ 1944 – 1946, với sự hỗ trợ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân Đông Âu dưới sự lãnh đạo của cánh cộng sản thành lập các nhà nước dân chủ.

- Vào đầu những năm 80, tình hình chính trị tại Đông Âu phức tạp.

- Đối mặt với áp lực nội bộ và chính sách không can thiệp của Liên Xô, từ năm 1989, các nước Đông Âu phải tiến hành đa nguyên chính trị và tổ chức tuyển cử tự do. Kết quả, các phe chống chủ nghĩa xã hội giành quyền lãnh đạo, chế độ xã hội chủ nghĩa bị đẩy lùi.

Câu hỏi: Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 

Giải rút gọn:

- Các nước Đông Âu thực hiện cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty lớn và công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

- Từ những quốc gia nông nghiệp nghèo, lạc hậu, đến đầu những năm 70, Đông Âu đã trở thành các quốc gia công nghiệp hoặc hỗn hợp công - nông nghiệp.

- Nhưng từ giữa những năm 70, nền kinh tế Đông Âu bắt đầu suy giảm.

- Từ năm 1988, tất cả các quốc gia Đông Âu đều gặp khủng hoảng kinh tế, thu nhập giảm sút, và nợ nước ngoài tăng lên.

Câu hỏi 1: Trình bày nét nổi bật về xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Giải rút gọn:

- Xã hội:

+ Giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước

+ Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.

+ Từ cuối những năm 70, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn

- Văn hoá: 

+ Có bước phát triển vượt bậc

+ Từ nửa sau những năm 80 đến năm 1991, ở các nước Đông Âu xuất hiện nhiều ấn phẩm văn hoá có nội dung chống chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chế độ đa nguyên

Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ

Giải rút gọn:

- Những biểu hiện của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu:

+ Các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện 

+ Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, 

+ Quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do

- Nguyên nhân chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ:

- Đảng ở các nước Đông Âu không thúc đẩy được phát triển kinh tế-xã hội, dẫn đến mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.

- Sự bất đồng nội bộ trong chính quyền gây mất đoàn kết, thiếu đồng thuận về đường lối và chính sách.

- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thiếu sự hợp lý, quá chủ quan và nóng vội.

- Vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc giải quyết không đồng nhất, gây bức xúc và góp phần vào suy thoái của chế độ.

- Sức ép từ cuộc chạy đua vũ trang và sự chống lại từ các thế lực thù địch trong và ngoài làm gia tăng áp lực lên chế độ.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) tóm tắt về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991)

Lĩnh vựcTóm tắt tình hình
Liên XôCác nước Đông Âu
Chính trị??
Kinh tế??
Xã hội và văn hoá??

Giải rút gọn:

Lĩnh vựcTóm tắt tình hình
Liên XôCác nước Đông Âu
Chính trị

- Tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị 

- Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị

- Mâu thuẫn chính trị gia tăng, M. Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống, đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết

- Thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân

- Đến đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu diễn biến hết sức phức tạp

- Chế độ xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu.

 

Kinh tế

- Năm 1946, bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, đến năm 1950 đã phục hồi được mức trước chiến tranh

- Đến những năm 60, trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới 

- Từ giữa những năm 70, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ

- Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội

- Trở thành những nước công nghiệp hoặc công – nông nghiệp.

- Từ giữa những năm 70, nền kinh tế các nước Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm

Xã hội và văn hoá

- Cơ cấu xã hội có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và trí thức gia tăng

- Văn hoá phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí – thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

- Công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước

- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao

- Văn hoá có bước phát triển vượt bậc

Câu hỏi: Sưu tầm và sử dụng tài liệu từ sách, tạp chí và internet, giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Liên Xô hoặc một nước Đông Âu từ sau năm 1945.

Giải rút gọn:

Một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Liên Xô từ sau năm 1945:

- Liên Xô, đứng thứ hai thế giới về công nghiệp, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu và dẫn đầu nhiều ngành công nghiệp quan trọng.

- Thành tựu nông nghiệp của Liên Xô đáng kể, với tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm trong sản lượng nông phẩm trong những năm 60.

- Liên Xô tiên phong trong việc phóng vệ tinh nhân tạo (1957) và gửi nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin vào vũ trụ (1961), mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

- Liên Xô dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học - kỹ thuật thế giới như vật lý, hóa học, điện tử, điều khiển học và khoa học vũ trụ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 10, Giải bài 10, Siêu nhanh giải bài 10 Lịch sử 9 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác