Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây?
A. Lật đổ chế độ phong kiến.
- B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc.
- C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội.
- D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 2: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là:
- A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
- C. Học thuyết Kaiphu (1991).
- D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).
Câu 3: Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?
- A. Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới.
B. Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.
- D. Để tập trung phát triển kinh tế.
Câu 4: Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
- B. Cùng nhiều nước Đồng minh thành lập liên minh quân sự.
- C. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.
D. Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?
- A. Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa.
- B. Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới.
C. Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ.
- D. Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa.
Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?
- A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- B. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- C. Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
Câu 7: Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là:
- A. Xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ.
- B. Do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
- C. Xuất phát từ mục tiêu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa của Mĩ.
D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
Câu 8: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:
- A. Các nước Tây Âu và Mĩ
B. Liên Xô và Mĩ.
- C. Mĩ và Nhật Bản.
- D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Câu 9: Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
- A. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
B. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.
- C. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
- D. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 10: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ở Đông Đức được thành lập vào thời gian nào?
- A. Tháng 8 – 1945.
- B. Tháng 10 – 1959.
- C. Tháng 6 – 1949.
D. Tháng 10 – 1949.
Câu 11: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?
- A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) năm 1972.
- B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Mỹ và Liên Xô tại đảo Man - ta (12/1989).
- D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
Câu 12: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương – NATO được thành lập vào năm nào?
A. 1949.
- B. 1959.
- C. 1945.
- D. 1958.
Câu 13: Chiến tranh lạnh chấm dứt vào thời gian nào?
- A. Tháng 1 – 1988.
- B. Tháng 6 – 1989.
C. Tháng 12 – 1989.
- D. Tháng 12 – 1898.
Câu 14: Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu là gì?
A. Kiên định con đường XHCN.
- B. Nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế.
- C. Thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
- D. Cải cách kinh tế và chính trị triệt để.
Câu 15: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay là gì?
A. Đối tác chiến lược toàn diện.
- B. Quan hệ song phương.
- C. Hỗ trợ phát triển kinh tế.
- D. Hỗ trợ phát triển quân sự.
Câu 16: Sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chứng tỏ điều gì?
- A. Chủ nghĩa xã hội thoái trào, không thể thực hiện trong hiện thực.
- B. Đó là một tất yếu khách quan.
- C. Học thuyết Mác đã trở nên lỗi thời.
D. Là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa đúng đắn, còn thiếu sót, hạn chế.
Câu 17: Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
- B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.
- C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
- D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.
Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.
B. Hợp tác toàn diện với các nước đồng minh.
- C. Các tập đoàn tư bản có sức cạnh tranh cao.
- D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Câu 19: Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là:
- A. tiếp tục suy giảm so với thập niên 70.
- B. đã được phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.
- C. dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.
D. đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.
Câu 20: Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?
- A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
- B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
- D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
Câu 21: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh?
- A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh Bombay (2/1946).
- B. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân Cancutta (2/1947).
- C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập (8/1947).
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa (1/1950).
Câu 22: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?
- A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
B. Biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
- C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
- D. Nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.
Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh ?
- A. Anh.
- B. Liên Xô.
C. Mĩ.
- D. Pháp.
Câu 24: Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp dân dụng.
- B. Công nghiệp hàng không vũ trụ.
- C. Công nghiệp phần mềm.
- D. Công nghiệp xây dựng.
Câu 25: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của
- A. Đảng Cộng hòa.
- B. Đảng Dân chủ.
C. Đảng Quốc đại.
- D. Đảng Cộng sản.
Câu 26: Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là gì?
- A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
- B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
- C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Câu 27: Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong giai đoạn:
A. từ năm 1960 đến năm 1973.
- B. từ năm 1973 đến năm 1991.
- C. từ năm 1952 đến năm 1960.
- D. từ năm 1991 đến năm 2000.
Câu 28: “Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở nào?
- A. Lãnh thổ.
- B. Kinh tế.
C. Tôn giáo.
- D. Văn hóa.
Câu 29: Năm 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại:
- A. Giacácta (Inđônêxia).
B. Băng Cốc (Thái Lan).
- C. Kuala Lumpur (Malaixia).
- D. Malina (Philippin).
Câu 30: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Các nước phát triển trong điều kiện khó khăn.
- B. Các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- C. Các nước chưa giành được độc lập.
- D. Kinh tế các nước có sự phát triển thần kì.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận