Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm lịch sử 9kết nối tri thức bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

  • A. Khởi nghĩa Yên Bái (1930).
  • B. Khởi nghĩa Nam Kì (1940).
  • C. Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).
  • D. Khởi nghĩa Đô Lương (1941).

Câu 2: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

  • A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  • B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
  • C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam.
  • D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

  • A. Đảng cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm.
  • B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân.
  • C. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi.
  • D. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?

  • A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
  • B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do.
  • C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
  • D. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 5: Sự kiện nào đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • B. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh được thông qua (16/8/1945).
  • C. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936-1939.
  • D. Thắng lợi trong phong trào cách mạng 1930-1931.

Câu 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với Việt Nam? 

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.
  • B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
  • D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám (1945) là:

  • A. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  • B. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  • C. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
  • D. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.

Câu 8: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Võ Nguyên Giáp.
  • B. Tôn Đức Thắng.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Phối kết hợp với lực lượng Đồng minh tham gia giành chính quyền.
  • B. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền.
  • C. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng đấu tranh.
  • D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 10: Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/8/1945?

  • A. Khẳng định tinh thần thống nhất, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta.
  • B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế nhân dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  • C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một để dân tộc ta giành lại độc lập.
  • D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 11: Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức vào thời gian nào?

  • A. Tháng 8 – 1941.
  • B. Tháng 9 – 1940.
  • C. Tháng 6 – 1940.
  • D. Tháng 10 – 1941.

Câu 12: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) được tiến hành ở đâu?

  • A. Pác Bó (Cao Bằng).
  • B. Tân Trào (Tuyên Quang).
  • C. Bà Điểm (Hóc Môn).
  • D. Bắc Sơn - Võ Nhai. 

Câu 13: Ngày 9 – 3 - 1945 ở Đông Dương xảy ra sự kiện gì?

  • A. Nhật vượt biên giới Việt – Trung, đánh chiếm Lạng Sơn.
  • B. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ.
  • C. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
  • D. Cao trào Kháng Nhật cứu nước bùng nổ.

Câu 14: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?

  • A. Chính sách “Kinh tế thời chiến”.
  • B. Chính sách “Thuộc địa thời chiến”.
  • C. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
  • D. Chính sách “Kinh tế mới”.

Câu 15: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 họp tại đâu?

  • A. Đình Bảng (Bắc Ninh).
  • B. Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).
  • C. Tân Trào (Tuyên Quang).
  • D. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).

Câu 16: Năm 1939, ai là người giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương?

  • A. Phan Đăng Lưu.
  • B. Lê Hồng Phong.
  • C. Hà Huy Tập.
  • D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 17: Thái độ của Nhật, Pháp như thế nào khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa (9/1940)?

  • A. Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • B. Nhật – Pháp hoảng sợ bỏ chạy.
  • C. Pháp hốt hoảng rút chạy, Nhật quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • D. Nhật tích cực thay chân Pháp, đàn áp khởi nghĩa và thiết lập ách thống trị ở nước ta.

Câu 18: Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã:

  • A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
  • B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
  • C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
  • D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.

Câu 19: Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh nào?

  • A. Liên Xô tiêu diệt quân đội Đông Quan của Nhật.
  • B. Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • C. Nhật đảo chính Pháp.
  • D. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 20: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 ở đâu?

  • A. Pác Bó (Cao Bằng).
  • B. Bắc Sơn (Võ Nhai).
  • C. Phay Khắt (Cao Bằng).
  • D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 21: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  • A. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.
  • B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.
  • D. Phân hóa và cô lập cao kẻ thù.

Câu 22: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi?

  • A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật.
  • B. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật.
  • C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.
  • D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô.

Câu 23: Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

  • A. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế.
  • B. Tập hợp các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
  • C. Dự đoán và nắm bắt chính xác thời cơ để đấu tranh.
  • D. Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực.

Câu 24: Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?

  • A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
  • B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc.
  • C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  • D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác