Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên đường số 4 trong chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 là:

  • A. Thất Khê.
  • B. Đông Khê.
  • C. Đèo Bông Lau.
  • D. Đoan Hùng.

Câu 2: Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là:

  • A. Đèo Bông Lau.
  • B. Đoan Hùng, Khe Lau.
  • C. Thất Khê.
  • D. Đông Khê

Câu 3: Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947 là:

  • A. đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
  • B. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
  • C. bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
  • D. tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.

Câu 4: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng không được thể hiện văn kiện lịch sử nào dưới đây?

  • A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  • B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • D. Tác phẩm Vấn đề dân cày.

Câu 5: Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì?

  • A. Mở rộng vùng chiếm đóng.
  • B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  • C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
  • D. Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri.

Câu 6: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:

  • A. Liên Xô.
  • B. Cu - ba.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Lào.

Câu 7: Sau thất bại ở Việt Bắc thu – đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ “ đánh nhanh sang thắng nhanh ” sang:

  • A. “đánh thần tốc”.
  • B. “chắc thắng mới đánh”.
  • C. “đánh lâu dài”.
  • D. “vừa đánh vừa đàm phán”.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

  • A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
  • B. Giam chân địch ở vùng rừng núi.
  • C. Khai thông đường biên giới Việt-Trung.
  • D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 9: Đâu không phải là lý do để đến năm 1950, Liên Xô mới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam?

  • A. Liên Xô đang bận giúp các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
  • B. Liên Xô đang tập trung cho kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1945 - 1950).
  • C. Việt Nam không phải là vùng ảnh hưởng của Liên Xô theo quy định của hội nghị Ianta.
  • D. Liên Xô không muốn đối đầu trực tiếp với Mĩ ở khu vực châu Á.

Câu 10: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950 là gì?

  • A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.
  • B. Tiêu hao sinh lực địch.
  • C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận.
  • D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi.

Câu 11: Ngày 17 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Thực dân Pháp khiêu khích quân ta.
  • B. Thực dân Pháp chiếm đóng trái phép Sở Tài chính.
  • C. Quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
  • D. Quân Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh.

Câu 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào đêm:

  • A. 18/12/1946.
  • B. 19/12/1946.
  • C. 20/12/1946.
  • D. 21/12/1946.

Câu 13: Tín hiệu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu?

  • A. Hà Nội.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Lạng Sơn.

Câu 14: Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 – 1947) là của ai?

  • A. Ban thường vụ Trung ương Đảng.
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Tổng Bí thư Trường Chinh.
  • D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 15: Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra:

  • A. Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa.
  • B. Quân lệnh số 1.
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Câu 16: Để chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch nào?

  • A. Kế hoạch Rơ - ve.
  • B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
  • C. Kế hoạch Na - va.
  • D. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 17: Cụm cứ điểm nào được Việt Nam chọn làm nơi mở đầu cho chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  • A. Cao Bằng.
  • B. Thất Khê.
  • C. Đông Khê.
  • D. Đình Lập.

Câu 18: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến do ai soạn thảo?

  • A. Trường Chinh.
  • B. Võ Nguyên Giáp.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Ban thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 19: Tháng 10 – 1947, Pháp đã huy động bao nhiêu quân tiến công Việt Bắc?

  • A. 20 000 quân.
  • B. 12 000 quân.
  • C. 21 000 quân.
  • D. 10 000 quân.

Câu 20: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ tháng 10 đến tháng 12 – 1949.
  • B. Từ tháng 9 đến tháng 10 – 1949.
  • C. Từ tháng 9 đến tháng 10 – 1950.
  • D. Từ tháng 10 đến tháng 11 – 1950.

Câu 21: So với chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), chiến dịch Biên giới thu đông (1950) có điểm khác biệt là gì?

  • A. Có quy mô lớn đầu tiên do Việt Nam chủ động mở.
  • B. Phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác.
  • C. Phòng thủ có quy mô của quân đội Việt Nam.
  • D. Đánh vận động có quy mô lớn của quân đội Việt Nam.

Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?

  • A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.
  • B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
  • C. Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng.
  • D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến.

Câu 23: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Là một chủ trương đúng đắn nhưng chưa đáp ứng được phương châm ngoại giao của Việt Nam.
  • B. Là một quyết định đúng đắn đồng thời là lựa chọn duy nhất của Việt Nam.
  • C. Là một quyết định sai lầm đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh hao người tốn của.
  • D. Là một quyết định lịch sử, khẳng định Việt Nam không bao giờ khơi mào đối đầu về quân sự, việc tiến hành chiến tranh là bắt buộc.

Câu 24: Khẩu hiệu nào được đặt ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?

  • A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
  • B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
  • C. “Phải phá tan cuộc tấn công vào mùa đông của giặc Pháp”.
  • D. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác