Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  • B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
  • C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thỏa hiệp thành lập một chính phủ chung.
  • D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật?

  • A. Coi trọng giáo dục vì “con người là công nghệ cao nhất”.
  • B. Đầu tư lớn cho việc xây dựng các viện nghiên cứu.
  • C. Nhập kĩ thuật hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài.
  • D. Tận dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

Câu 3: Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?

  • A. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
  • B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • C. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
  • D. Trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Câu 4: Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
  • B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979).
  • D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).

Câu 5: Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ đứng hàng thứ mười thế giới về:

  • A. sản xuất công nghiệp.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. sản xuất phần mềm.
  • D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 6: Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  • C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 7: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh?

  • A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh Bombay (2/1946).
  • B. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân Cancutta (2/1947).
  • C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập (8/1947).
  • D. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa (1/1950).

Câu 8: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
  • B. Biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
  • C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
  • D. Nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.

Câu 9: “Hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kì nào?

  • A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
  • C. Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.
  • D. Đây là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ.

Câu 10: Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. 18-1-1949.
  • B. 18-1-1950.
  • C. 18-1-1951.
  • D. 20-1-1950.

Câu 11: Mỹ thiết lập chế độ độc tài thân Mỹ ở khu vực nào nhằm biến nó thành “sân sau” của mình?

  • A. Mỹ La – tinh.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Á.

Câu 12: Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là:

  • A. rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
  • B. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • C. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
  • D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.

Câu 13: Nước nào đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959 ?

  • A. Goat – ô – mai – a.
  • B. Ác – hen – ti – na.
  • C. Vê – nê – zuê – la.
  • D. Cu – ba.

Câu 14: Lãnh tụ nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ?

  • A. Hô-xê-mác-ti.
  • B. A-gien-đê.
  • C. Chê Ghê-va-na.
  • D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.

Câu 15: Chế độ độc tài quân sự của Cu – ba được thiết lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 7 – 1952.
  • B. Tháng 3 – 1952.
  • C. Tháng 11 – 1956.
  • D. Tháng 1 – 1959.

Câu 16: Tháng 11 – 1956, Phi – đen cùng bao nhiêu chiến sĩ trở về Cu – ba?

  • A. 41 chiến sĩ.
  • B. 61 chiến sĩ.
  • C. 18 chiến sĩ.
  • D. 81 chiến sĩ.

Câu 17: Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa:

  • A. Đảng Cộng sản và Đảng Cộng hòa
  • B. Đảng Cộng hòa và Đảng Lập hiến.
  • C. Đảng Lập hiến và Quốc dân đảng.
  • D. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 18: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là:

  • A. Thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản.       
  • B. Sự tan rã của Đảng cộng sản.
  • C. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng.
  • D. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.

Câu 19: Ngày 1 – 10 – 1949 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Quốc dân đảng ta rã và chạy ra Đài Loan.
  • B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  • C. Trung Quốc thực hiện thành công công cuộc khôi phục kinh tế.
  • D. Trung Quốc bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển ngoại giao.

Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh ?

  • A. Anh.                             
  • B. Liên Xô.                       
  • C. Mĩ.                              
  • D. Pháp.

Câu 21: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây?

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc.
  • C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội.
  • D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 22: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là:

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 23: Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra

bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước?

  • A. Đẩy mạnh cách mạng xanh để xuất khẩu lúa gạo.
  • B. Đẩy mạnh cách mạng chất xám để xuất khẩu phần mềm.
  • C. Ứng dụng những thành tựu Khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
  • D. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

Câu 24: Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là gì?

  • A. Chưa thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Trung Quốc.
  • B. Đưa Trung Quốc đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
  • C. Chưa xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư phong kiến.
  • D. Vẫn còn lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

Câu 25: Hạn chế của chiến lược chiến lược kinh tế hướng nội mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
  • B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
  • C. Tình trạng đầu tư bất hợp lý, thiếu vốn.
  • D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác