Giải VBT Lịch sử 9 kết nối bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Giải chi tiết VBT Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHƯƠNG 3 – THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 12 – KHU VỰC MỸ LA – TINH VÀ CHÂU Á NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
Câu 1: Hai hình trên là các sự kiện lớn làm thay đổi tình hình của một số nước ở châu Á và khu vực Mỹ La tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự thay đổi đó là gì? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những sự kiện cũng như sự thay đổi đó.
Bài giải chi tiết:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
- Hình 12.1:
+ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
+ Sự kiện Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Hình 12.2: thắng lợi của cách mạng Cu-ba (1959).
Câu 2: Hãy nêu nét chính về các nước Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991.
Bài giải chi tiết:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm cách thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân sau của mình. Vì vậy, các nước Mỹ La- tinh phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, chống chế độ độc tài, mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba (1959), sau đó bùng phát mạnh mẽ với các cuộc đấu tranh vũ trang ở nhiều nước như: Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ; chính quyền dân chủ được thành lập, tiến hành các chính sách cải cách tiến bộ.
- Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Độc lập, chủ quyền được củng cố, nền chính trị được dân chủ hoá, kinh tế được cải cách, quá trình liên kết khu vực cũng được đẩy mạnh.
Câu 3: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cách mạng Cu-ba.
Bài giải chi tiết:
- Cu-ba là nước đi tiên phong trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Mỹ La-tinh.
- Diễn biến chính của cách mạng Cu-ba
+ Tháng 3-1952, Chế độ độc tài quân sự của tướng Ba-ti-xta do Mỹ trợ giúp được thiết lập.
+ Tháng 7-1953, Luật sư Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhưng thất bại.
+ Năm 1955, Phi-đen Cát-xtơ-rô bị trục xuất, phải chuyển sang Mê-hi-cô hoạt động. Tại đây, Phi-đen thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là Phong trào 26-7 để xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự.
+ Tháng 11-1956, Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước trên tàu Gran-ma trở về Cu-ba, lập căn cứ địa và phát triển lực lượng.
+ Cuối năm 1958, Nghĩa quân tổng công kích xuống đồng bằng, giải phóng các đô thị và nhiều vùng ở nông thôn.
+ Ngày 1-1-1959, Nghĩa quân tiến về Thủ đô La Ha-ba-na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập
Câu 4: Đánh giá kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba (1961-1991).
Bài giải chi tiết:
- Từ năm 1961, Cu-ba tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: từ một nền nông nghiệp độc canh, nền công nghiệp đơn nhất (khai thác mỏ) với kĩ thuật lạc hậu, Cu-ba đã xây dựng được công nghiệp chế tạo máy móc, năng lượng; nền nông nghiệp đa canh từng bước cơ giới hoá.
+ Về văn hóa-xã hội: đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Giáo dục phát triển đạt mức cao nhất khu vực Mỹ La-tinh. Mạng lưới chăm sóc y tế, số lượng bác sĩ,... phát triển vượt bậc…
Câu 5: Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991.
Bài giải chi tiết:
♦ Về chính trị:
+ 1945 – 1952, Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cải cách, thủ tiêu chế độ chuyên chế, quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản đại nghị ở Nhật Bản. Trong giai đoạn này, Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh.
+ 1955 – 1991, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật Bản. Mặc dù vẫn tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng Nhật Bản dần đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế quốc tế.
♦ Về kinh tế:
- Sau thời gian tiến hành cải cách (1945-1952), nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh.
- Bước sang những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.
- Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
♦ Về khoa học-công nghệ:
+ Nhật Bản coi khoa học-công nghệ là đòn bẩy để phát triển kinh tế-xã hội.
+ Bên cạnh việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.
Câu 6: Trình bày những nét chính về tình hình Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 1978
Bài giải chi tiết:
♦ Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chế độ mới (1945-1952)
- 1946-1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Cuối năm 1949, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Sau khi thành lập Nhà nước mới, Trung Quốc bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
- Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
♦ Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1953-1978)
- Năm 1953, Trung Quốc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957). Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch này, góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Tuy nhiên, trong những năm 1958 – 1978, Trung Quốc đã đề ra và thực hiện các đường lối không phù hợp, dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn và xã hội rối loạn.
- Trung Quốc tiếp tục ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, nhưng xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), với Liên Xô (1969), trong khi hoà dịu quan hệ với Mỹ.
Câu 7: Nêu nét chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978-1991).
Bài giải chi tiết:
♦ Tiến hành cải cách, mở cửa (1978-1991)
- Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đề ra Đường lối cải cách, mở cửa.
- Nội dung chính: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách, mở cửa nhằm hiện đại hoa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
- Kết quả:
+ Đến năm 1991, Trung Quốc không chỉ đẩy lùi được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội mà đã đạt được những thành tựu bước đầu, nhất là về kinh tế.
+ Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, bình thường hoá và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
Câu 8: Trình bày những nét chính về tình hình Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991.
Bài giải chi tiết:
♦ Quá trình đấu tranh giành độc lập:
- Từ năm 1945, cuộc tranh chống thực dân của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng phát mạnh mẽ.
- Trước tình hình đó, thực dân Anh buộc phải bộ, trao quyền tự rị cho Ấn Độ theo Kế hoạch Mao-bát-tơn (1947). Ấn Độ được chia thành hai quốc trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Hin-đu giáo và Pa-ki-xtan của người Hồi giáo.
- Không thoả mãn quy chế tự trị, từ năm 1947 đến năm 1950, nhân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn.
- Ngày 26-1-1950, Ấn Độ bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.
® Ý nghĩa: Sự ra đời của nước Cộng hoà Ấn Độ là sự kiện trọng đại, mở ra thời kì độc lập của nhân dân Ấn Độ và có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
♦ Quá trình phát triển đất nước: Từ năm 1950 đến năm 1991, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt được thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, khoa học-công nghệ.
- Thể chế cộng hoà liên bang của Ấn Độ được củng cố, nền dân chủ dược hoàn thiện, địa vị quốc tế được xác lập với đường lối trung lập.
- Ấn Độ đã xây dựng được nền kinh tế độc lập với cơ cấu hợp lí hơn.
▪ Công nghiệp nặng tương đối phát triển; Đến những năm 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
▪ Trong nông nghiệp, nhờ tiến hành cuộc “Cách mạng xanh”, Ấn Độ không chỉ tự túc được lương thực mà còn xuất khẩu.
- Khoa học-công nghệ của Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng: chế tạo thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1975),…
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Lịch sử 9 kết nối , Giải VBT Lịch sử 9 KNTT, Giải VBT Lịch sử 9 bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận