Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?

  • A. Thực hiện Chính sách mới.
  • B. Giải quyết nạn thất nghiệp.
  • C. Tổ chức lại sản xuất.
  • D. Phục hưng công nghiệp.

Câu 2: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế?

  • A. Nước Đức.
  • B. Nước Anh.
  • C. Nước Mĩ.
  • D. Nước Nhật.

Câu 3: Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề gì quan trọng?

  • A. Sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
  • B. Luận cương về cấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.
  • C. Nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
  • D. Nghị quyết chống chiến tranh đế quốc.

Câu 4: Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thập niên 40 của thế kỉ XX.
  • B. Thập niên 20 của thế kỉ XX.
  • C. Thập niên 30 của thế kỉ XX.
  • D. Thập niên 10 của thế kỉ XX.

Câu 5: Kết quả lớn nhất của Cách mạng tháng 11- 1918 ở Đức là gì?

  • A. Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
  • B. Các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính được thành lập.
  • C. Thành quả của cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản.
  • D. Quần chúng được tập dượt trong đấu tranh

Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực gì?

  • A. Tháng 7 – 1929 trong lĩnh vực ngân hàng.
  • B. Tháng 8 – 1929 trong lĩnh vực tài chính.
  • C. Tháng 9 – 1929 trong lĩnh vực công nghiệp.
  • D. Tháng 10 – 1929 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Câu 7: Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ là tổ chức nào?

  • A. Đảng Cộng sản Mĩ.
  • B. Đảng Dân chủ Mĩ.
  • C. Đảng Cộng hòa Mĩ.
  • D. Tổ chức Công đoàn Mĩ.

Câu 8: Đảng Cộng sản Pháp thành lập năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1919.
  • B. Năm 1920.
  • C. Năm 1921.
  • D. Năm 1922.

Câu 9: Trong thời gian tồn tại (1919-1943), Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bao nhiêu kì đại hội?

  • A. 9 kì đại hội.
  • B. 8 kì đại hội
  • C. 7 kì đại hội.
  • D. 6 kì đại hội.

Câu 10: Hoàn cảnh cơ bản nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

  • A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
  • B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
  • C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
  • D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Câu 11: Nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

  • A. Bị khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Đạt tăng trưởng cao, bước vào thời kì “hoàng kim”.
  • C. Vãn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.
  • D. Bị tàn phá nặng nề.

Câu 12: Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?

  • A. Giai cấp công nhân thế giới.
  • B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
  • C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
  • D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

  • A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
  • B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
  • C. Sự khủng hoảng về chính trị.
  • D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Câu 14: Bí quyết thành công của Chính sách mới của Mỹ là gì?

  • A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
  • B. Đạo luật về ngân hàng
  • C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
  • D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

Câu 15: Vì sao trong thời kì 1918 - 1923, cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở Đức?

  • A. Đức là nước bại trận, phải bồi thường chiến tranh và mất hết thuộc địa.
  • B. Đức chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc.
  • C. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
  • D. Do tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917 và hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Câu 16: Việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng trên thế giới?

  • A. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân ở các nước châu Âu.
  • B. Tạo ra một liên kết quốc tế giữa chính phủ và nhân dân, thúc đẩy cách mạng xã hội trên toàn thế giới.
  • C. Thúc đẩy sự hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, tạo ra điều kiện cho sự phát triển bền vững.
  • D. Góp phần vào sự tăng cường của các chính phủ tư bản và làm gia tăng sự bất ổn toàn cầu.

Câu 17: Năm 1933, nước Đức đã làm gì để đối phó với đại suy thoái kinh tế và phong trào cách mạng dâng cao?

  • A. Đi theo con đường phát xít hóa.
  • B. Quyết định đưa Hít – le lên làm Thủ tướng.
  • C. Phân chia lại khu vực trong nước.
  • D. Phát động nhiều cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

Câu 18: Trong những năm 1924- 1929, vì sao nền kinh tế Mĩ đạt sự phồn vinh?

  • A. Thu lợi nhuận trong chiến tranh.
  • B. Được bồi thường sau chiến tranh.
  • C. Nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
  • D. Nhờ “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế.

Câu 19: Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu đó là gì?

  • A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
  • B. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.
  • C. Sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.

Câu 20: Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là gì?

  • A. Duy trì chế độ dân chủ.
  • B. Giải quyết nạn thất nghiệp.
  • C. Tạo thêm nhiều việc làm.
  • D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

Câu 21: Trong những năm 1923-1929, Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp nào?

  • A. Than, thép.
  • B. Ô tô, dầu mỏ, thép.
  • C. Ô tô, thép, than.
  • D. Than, thép, dầu lửa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác