Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 kết nối bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933; sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. 

- Nhận biết được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

II. NHỮNG NỘI CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Sự thành lập Quốc tế cộng sản (1919)

- Sự thành lập: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập (1919) tại Mát-xcơ-va,

- Một số hoạt động:

+ Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội và đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển

+ Năm 1943, Quốc tế Cộng sản tự giải tán.

- Nguyễn Ái Quốc tìm thấy Luận cương của Lê-nin con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.

2. Tìm hiểu về cuộc đại suy thoái kinh tế (1919-1933) và sự hình thành chủ nghĩa phát xít

- Nguyên nhân: 

+Những năm 1929 - 1933, kinh tế các nước tư bản chủ

nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng.

+ Nhưng do sản xuất ồ ạt,nhu cầu và sức mua của thị trường không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa, dẫn tới suy thoái trong sản xuất.

=> đời sống của đa số nhân dân không được cải thiện, dẫn tới cuộc đại suy thoái kinh tế.

- Biểu hiện:

+ Tháng 10 - 1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.

+ Cuộc đại suy thoái đó đã tàn phá nặng nề nền kinh tế, gây ra  hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa

- Hai con đường thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế của các nước tư bản là sản phẩm tất yếu của những điều kiện lịch sử thế giới trong thời kì này

3. Tìm hiểu về chính trị và sự phát triển kinh tế nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Đối nội: Đảng Cộng hoà liên tục nắm chính quyền

+ Năm 1930, Đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội Mỹ.

+ Năm 1932, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Ph. Ru-dơ-ven được bầu làm Tổng thống.

- Đối ngoại: Giới cầm quyền Mỹ theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô

+Từ năm 1933, Chính phủ của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thực hiện Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mỹ La-tinh.

-  Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mỹ bước vào thời kì “hoàng kim":

+ Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ (10 - 1929), bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp,  nông nghiệp => nền kinh tế, tài chính Mỹ bị chấn động dữ dội.

-  Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc đại suy thoái, Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới.

+ Chính sách này đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ

+ Góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản

+ Tình hình chính trị, xã hội dần dần được ổn định.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 KNTT bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ, Ôn tập Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác