Dễ hiểu giải Lịch sử 9 kết nối bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Giải dễ hiểu bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

MỞ ĐẦU

Trong những năm 1918 – 1945, lịch sử châu Âu và nước Mỹ đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, đầy biến động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Em biết gì về những biến động đó thông qua hai hình trên? Sự ra đời của Quốc tế cộng sản, đại suy thoái kinh tế thế giới (1929 – 1933) và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít có liên quan gì đến tình hình đó?

Giải nhanh:

- Trong những năm 1918 - 1923, các nước tư bản châu Âu đều suy sụp về kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ 1929 - 1933 bắt đầu từ Mĩ và lan nhanh khắp thế giới.

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đã trở thành tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân, tuy nhiên do đại suy thoái kinh tế thế giới đã dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít.

1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG (1918 – 1923) VÀ SỰ THÀNH LẬP QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919)

CH: Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923

Giải nhanh:

- Ở Đức:

+ Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin đã tổng bãi công, sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ quân chủ.

+ Sau đó, chính quyền đã rơi vào tay giai cấp tư sản, chế độ cộng hoà tư sản ở Đức được thiết lập.

+ Tháng 12/1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập, trong những năm 1919 – 1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn nhưng thất bại.

- Ở Anh: từ 1919 – 1921, có tới 6,5 triệu người bãi công, công nhân không những đưa ra yêu sách kinh tế mà còn đưa ra yêu sách về chính trị.

- Ở Pháp: phong trào bãi công chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất vào 1/5/1920 lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia.

CH: Trình bày sự thành lập và một số hoạt động chính của Quốc tế Cộng sản

Giải nhanh:

- Sự thành lập: Tháng 3/1919, với những hoạt động tích cực của V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, Quốc tế cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va.

+ Tiến hành 7 kì đại hội, đề ra đường lối cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới, trở thành tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

+ Tại Đại hội lần thứ II (1920), Quốc tế cộng sản thông qua “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” do V.I.Lê-nin dự thảo

2. CUỘC ĐẠI SUY THOÁI KINH TẾ (1929 – 1933) VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

CH1: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy trình bày nguyên nhân và biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929 – 1933.

Giải nhanh:

- Nguyên nhân:

+ Trong những năm 1924 – 1929, kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng.

+ Tuy nhiên, do sản xuất ồ ạt, nhu cầu và sức mua của thị trường không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất.

- Biểu hiện:

+ Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực.

+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa.

CH2: Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu diễn ra như thế nào?

Giải nhanh:

- Các nước Đức, I-ta-li-a không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường, đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Ở Đức, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le lên làm Thủ tướng, nước Đức trở thành “lò lửa chiến tranh”.

- Ở I-ta-li-a cũng xuất hiện “lò lửa chiến tranh”, bành trướng thế lực và tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi, khu vực Địa Trung Hải.

3. NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

CH: Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Giải nhanh:

- Về tình hình chính trị:

+ Về đối nội: Đảng cộng hoà liên tục nắm chính quyền, đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhân, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ.

+ Về đối ngoại: theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô để bành trướng, can thiệp về quân sự khi cần thiết với khu vực Mỹ La-tinh.

- Về tình hình kinh tế:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đem lại cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế, bước vào thời kì “hoàng kim”.

+ Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ vào tháng 10/1929, nền kinh tế, tài chính bị chấn động dữ dội.

+ Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đưa nước Mỹ ra khỏi suy thoái bằng “Chính sách mới”.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

CH1: Lập sơ đồ tư duy về những nét chính của tình hình châu Âu và nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  

Giải nhanh:

CH2: Nêu nhận xét của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ.

Giải nhanh:

- Đức và I-ta-li-a đã thực hiện bằng cách phát xít hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh thế giới. Điều này đã để lại hậu quả nặng nề, tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khiến hàng trăm triệu người đói khổ.

- “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính. Chính sách đấy đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.

CH: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về “Chính sách mới” của Tổng thống Ph.Ru-dơ-đen nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế.

Giải nhanh:

Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đã thực hiện “Chính sách mới” nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Nội dung của chính sách bao gồm: Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng; tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. “Chính sách mới” đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác