Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối Ôn tập chương 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khối phát xít bao gồm những quốc gia nào?

  • A. Anh, Đức, Nhật Bản.
  • B. Mỹ, Pháp, Anh.
  • C. I-ta-li-a, Pháp, Mỹ.
  • D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 2: Khối các nước tư bản dân chủ gồm những quốc gia nào?

  • A. I-ta-li-a, Pháp, Mỹ.
  • B. Mỹ, Đức, Nhật Bản.
  • C. Anh, Pháp, Mỹ.
  • D. Nhật Bản, I-ta-li-a, Đức.

Câu 3: Kẻ thù chung của hai khối các nước tư bản dân chủ và phát xít là:

  • A. Việt Nam.
  • B. Thổ Nhĩ Kì.
  • C. Hung – Ga – Ri.
  • D. Liên Xô.

Câu 4: Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng vào thời gian nào?

  • A. Tháng 6 năm 1941.
  • B. Tháng 12 năm 1941.
  • C. Tháng 9 năm 1939.
  • D. Tháng 1 năm 1943.

Câu 5: Sau khi Đức đánh Ba Lan, những nước nào tuyên chiến với Đức?

  • A. Anh và Pháp.
  • B. Anh, Pháp và Mĩ.
  • C. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ.
  • D. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ.

Câu 6: Trận Trân Châu Cảng (12 - 1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước nào?

  • A. Nhật Bản với Mĩ.
  • B. Nhật Bản với Pháp.
  • C. Nhật Bản với Anh.
  • D. Nhật Bản với Mĩ - Anh - Pháp.

Câu 7: Tháng 1 – 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập gồm những nước nào?

  • A. Mỹ, Liên Xô, Đức.
  • B. Anh, I – ta – li – a, Nhật Bản.
  • C. Đức, Mỹ, Trung Quốc.
  • D. Liên Xô, Anh, Mỹ.

Câu 8: Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?

  • A. Na-gôi-a, Tô-ki-ô.                                  
  • B. Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki.
  • C. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.                                   
  • D. Hi-rô-si-ma, Na-gôi-a.

Câu 9: Hạm đội của nước nào bị thiệt hại nặng nề nhất ở trận Trân Châu Cảng?

  • A. Hạm đội Anh.
  • B. Hạm đội Pháp.
  • C. Hạm đội Nhật.
  • D. Hạm đội Mĩ.

Câu 10: Ngày 15/8/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào trong tiến trình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
  • B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.
  • C. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • D. Quân Đồng minh truy kích phát xít Nhật.

Câu 11: Ngày 1/9/1939 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

  • A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan.
  • B. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời.
  • C. Các nước Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
  • D. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng.

Câu 12: Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú.
  • B. Lan rộng khắp các quốc gia.
  • C. Phong trào chủ tư sản phát triển.
  • D. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.

Câu 13: Trong phong trào Ngũ tứ quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?

  • A. “Trả quyền độc lập cho người Trung Quốc”.
  • B. “Các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc”.
  • C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”.
  • D. “Phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh”.

Câu 14: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

  • A. Nhật chưa có thuộc địa.
  • B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
  • C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
  • D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Câu 15: Điểm mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
  • B. Chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá rộng rãi.
  • C. Sự kiện minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
  • D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.

Câu 16: Nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

  • A. Bị khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Đạt tăng trưởng cao, bước vào thời kì “hoàng kim”.
  • C. Vãn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.
  • D. Bị tàn phá nặng nề.

Câu 17: Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?

  • A. Giai cấp công nhân thế giới.
  • B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
  • C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
  • D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu 18: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

  • A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
  • B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
  • C. Sự khủng hoảng về chính trị.
  • D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Câu 19: Bí quyết thành công của Chính sách mớicủa Mỹ là gì?

  • A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
  • B. Đạo luật về ngân hàng
  • C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
  • D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

Câu 20: Vì sao trong thời kì 1918 - 1923, cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở Đức?

  • A. Đức là nước bại trận, phải bồi thường chiến tranh và mất hết thuộc địa.
  • B. Đức chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc.
  • C. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
  • D. Do tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917 và hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941)?

  • A. Nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
  • B. Cải cách xã hội như cải thiện điều kiện sống của công nhân và nông dân.
  • C. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
  • D. Tồn tại những sự phân biệt đối xử dựa trên tầng lớp xã hội và nguồn gốc dân tộc.

Câu 22: Tên của chương trình chính sách kinh tế đầu tiên được thực hiện bởi Lênin để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Liên Xô là gì?

  • A. Chính sách Tân Quân.
  • B. Chính sách Khôi phục.
  • C. Chính sách Mới.
  • D. Chính sách Tổng cục.

Câu 23: Hội nghị nào diễn ra vào năm 1943 giữa Stalin, Roosevelt và Churchill để thảo luận về kế hoạch chiến lược trong Chiến tranh Thế giới II?

  • A. Hội nghị Tehran.
  • B. Hội nghị Yalta.
  • C. Hội nghị Potsdam.
  • D. Hội nghị Casablanca.

Câu 24: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 6 – 1925.
  • B. Tháng 12 – 1925.
  • C. Tháng 12 – 1922.
  • D. Tháng 6 – 1922.

Câu 25: Sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng:

  • A. Vị trí đầu thế giới.
  • B. Vị trí thứ 2 thế giới.
  • C. Vị trí thứ 3 châu Âu.
  • D. Vị trí thứ 2 châu Âu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác