Trắc nghiệm Lịch sử 9 kết nối bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kia 1930 – 1939
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kia 1930 – 1939 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?
- A. Chính quyền công – nông – binh.
- B. Chính quyền dân chủ tư sản.
C. Chính quyền Xô viết.
- D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Câu 2: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là gì?
- A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
- B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
- D. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 3: Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác bùng nổ từ khi nào?
- A. Tháng 10 – 1930.
- B. Tháng 9 – 1930.
- C. Tháng 5 – 1930.
D. Ngay từ đầu năm 1930.
Câu 4: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
- B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc.
- D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Câu 5: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gì?
- A. Khởi nghĩa vũ trang.
- B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.
C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công - nông.
- D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.
Câu 6: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào?
- A. Khủng hoảng kinh tế thừa trên thế giới đã kết thúc.
B. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị.
- C. Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
- D. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít dâng cao.
Câu 7: Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?
- A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn.
B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
- C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
- D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nông Việt Nam.
Câu 8: Ngày 12 – 9 – 1930, có bao nhiêu người bị quân Pháp ném bom tàn sát?
- A. 8000 công nhân.
- B. 5000 nông dân.
- C. 4000 công nhân.
D. 8000 nông dân.
Câu 9: Mặt trận Nhân dân ở các nước được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 7 – 1935.
- B. Tháng 8 – 1937.
- C. Tháng 6 – 1935.
- D. Tháng 7 – 1936.
Câu 10: Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì 1932 - 1935?
- A. Nổi dậy của nông dân.
- B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
C. Vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
- D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân.
Câu 11: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?
A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
- B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
- C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
- D. "Chống đế quốc" "Chống phát xít".
Câu 12: Vì sao nói Nghệ - Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A. Diễn ra đồng đều, quyết liệt, một số nơi đã xuất hiện hình thái sơ khai của chính quyền cách mạng.
- B. Phong trào đấu tranh nổi bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân và công nhân.
- C. Phong trào ở đây đã khiến cho chính quyền thuộc địa hốt hoảng, phải tổ chức họp bàn cách đối phó.
- D. Đã buộc thực dân Pháp và tay sai phải từ bỏ chính quyền ở cấp tỉnh.
Câu 13: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì?
- A. Bài học kinh nghiệm về xây dựng liên minh công – nông – trí.
B. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- C. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
- D. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì:
A. lần đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- B. có sự tham gia đấu tranh của giai cấp nông dân.
- C. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
- D. mục tiêu đấu tranh là đánh đuổi đế quốc Pháp.
Câu 15: Hiện tượng gì xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 1 – 5- 1930?
- A. Lá cờ hình ngôi sao tung bay.
- B. Cột mốc ranh giới.
- C. Đội quân giặc trú ngụ.
D. Lá cờ đỏ búa liềm tung bay.
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?
- A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước.
B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra.
- C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới.
- D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân.
Câu 17: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.
- B. Làm tan rã toàn bộ chính quyền thực dân và tay sai ở cấp cơ sở.
- C. Hình thành được một mặt trận dân tộc thống nhất trên cả nước.
- D. Dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 18: Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?
- A. Thời gian tồn tại ngắn.
- B. Các chính sách chưa nhiều.
- C. Quy mô chỉ ở cấp xã.
D. Chưa đưa ra chính sách tích cực.
Câu 19: Ngày 12/9/1930 đã diễn ra cuộc biểu của 8000 nông dân ở đâu?
A. Hưng Nguyên (Nghệ An).
- B. Anh Sơn (Nghệ An).
- C. Can Lộc (Hà Tĩnh).
- D. Hương Khê (Hà Tĩnh).
Câu 20: Khối liên minh công - nông ở Việt Nam lần đầu tiên được hình thành trong giai đoạn nào?
- A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925.
- B. Phong trào công nhân 1926 – 1929.
C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
- D. Phong trào dân tộc dân chủ 1925 – 1930.
Câu 21: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?
- A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
- B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
- D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 22: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?
- A. Vì kinh tế Việt Nam độc lập với kinh tế của Pháp.
- B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp.
- C. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.
D. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
Câu 23: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần hai vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?
- A. Anh Sơn.
B. Hưng Nguyên.
- C. Thanh Chương.
- D. Can Lộc.
Câu 24: Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
- A. Do Nghệ - Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh.
- B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng Cộng sản.
C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.
- D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ - Tĩnh.
Câu 25: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.
- B. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.
- C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
- D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận