Lý thuyết trọng tâm toán 11 cánh diều bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 cánh diều bài 1: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM
1. Bảng tần số ghép nhóm
HĐ1
a) Có 48 ô có độ tuổi từ 8 đến dưới 12.
b) Có 22 ô có độ tuổi từ 12 đến dưới 16.
c) Có 8 ô có độ tuổi từ 16 đến dưới 20.
Khái niệm
Mẫu số liệu ghép nhóm là mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số ghép nhóm.
Mỗi nhóm số liệu gồm một số giá trị của mẫu số liệu ghép nhom stheo một tiêu chí xác định có dạng [a; b), trong đó a là đầu mút trái, b là đầu mút phải. Độ dài nhóm là b - a.
Tần số của một nhóm là số số liệu trong mẫu số liệu thuộc vào nhóm đó. Tần số của nhóm 1, nhóm 2,... nhóm m kí hiệu lần lượt là n$_{1}$, n$_{2}$,…n$_{m}$.
Bảng tần số ghép nhóm được lập như ở Bảng 2, trong đó mẫu số liệu gồm n số liệu được chia thành m nhóm ứng với m nửa khoảng [a$_{1}$; a$_{2}$); [a$_{2}$; a$_{3}$); ....; [a$_{m}$; a$_{m+1}$), ở đó
a$_{1}$ < a$_{2}$ < .… < a$_{m}$ < a$_{m1}$ và n = n$_{1}$ + n$_{2}$ + ... + n$_{m}$.
Nhóm | Tần số |
[a$_{1}$; a$_{2}$) [a$_{2}$; a$_{3}$) … [a$_{m}$; a$_{m+1}$) | n$_{1}$ n$_{2}$ n$_{m}$ |
n |
Ví dụ 1: (SGK – tr.4)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.4)
Luyện tập 1
Mẫu số liệu ghép nhóm ở Bảng 1 có:
- 120 số liệu; 5 nhóm.
- Tần số mỗi nhóm lần lượt là: 13, 29, 48, 22, 8.
2. Ghép nhóm mẫu số liệu. Tần số tích lũy
HĐ2
Ta có thể chia mẫu số liệu thành năm nhóm dựa trên các nửa khoảng có độ dài bằng nhau:
[160;163); [163;166); [166;169); [169;172); [172;175)
Ghi nhớ: Để chuyển mẫu số liệu không ghép nhóm thành mẫu số liệu ghép nhóm, ta thực hiện như sau:
- Chia miền giá trị của mẫu số liệu thành một số nhóm tiêu chí cho trước;
- Đếm số giá trị của mẫu số liệu thuộc nhóm (tần số) và lập bảng tần số ghép nhóm.
Chú ý: Khi ghép nhóm số liệu, ta thường phân chia các nhóm có độ dài bằng nhau và đầu mút của các nhóm có thể không phải là giá trị của mẫu số liệu. Nhóm cuối cùng có thể là [a$_{m}$; a$_{m+1}$].
Ví dụ 2: (SGk - tr.5)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.5)
Luyện tập 2
Nhóm | Tần số |
[25; 34) | 3 |
[34; 43) | 3 |
[43; 52) | 6 |
[52; 61) | 5 |
[61; 70) | 4 |
[70; 79) | 3 |
[79; 88) | 4 |
[88; 97) | 2 |
n = 30 |
HĐ3
a) Có 6 giá trị không vượt quá giá trị 163 của nhóm 1.
b) Có 12 giá trị không vượt quá giá trị 166 của nhóm 2.
c) Có 10 giá trị không vượt quá giá trị 169 của nhóm 3.
d) Có 5 giá trị không vượt quá giá trị 172 của nhóm 4.
e) Có 3 giá trị không vượt quá giá trị 175 của nhóm 5.
Định nghĩa
Tần số tích lũy của một nhóm là số số liệu trong mẫu số liệu có giá trị nhỏ hơn giá trị đầu mút phải của nhóm 1, nhóm 2,..., nhóm m kí hiệu lần lượt là cf1, cf2,...,cfm.
Bảng tần số hép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy được lập như ở Bảng 5.
Nhóm | Tần số | Tần số tích lũy |
[a$_{1}$; a$_{2}$) | n$_{1}$ | cf$_{1}$ = n$_{1}$ |
[a$_{2}$; a3) | n$_{2}$ | cf$_{2}$ = n$_{1}$ + n$_{2}$ |
...... | ..... | .......... |
[a$_{m}$; a$_{m+1}$) | n$_{m}$ | cf$_{m}$ = n$_{1}$ + n$_{2}$ + ... + n$_{m}$ |
n |
Ví dụ 3: (SGK – tr.6)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.6)
Luyện tập 3
Nhóm | Tần số | Tần số tích lũy |
[25; 34) | 3 | 3 |
[34; 43) | 3 | 6 |
[43; 52) | 6 | 12 |
[52; 61) | 5 | 17 |
[61; 70) | 4 | 21 |
[70; 79) | 3 | 24 |
[79; 88) | 4 | 28 |
[88; 97) | 2 | 30 |
n = 30 |
II. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (SỐ TRUNG BÌNH)
1. Định nghĩa
HĐ4a) $x_{1}=\frac{160+163}{2}$ =161,5. Vậy $x_{1}=161,5$ là giá trị đại diện của nhóm 1.
b) Tương tự ta tính được các giá trị đại diện.
=> Bảng hoàn thiện:
Nhóm | Giá trị đại diện | Tần số |
[160;163) | x1=161,5 | n1=6 |
[163;166) | x2=164,5 | n2=12 |
[166;169) | x3=167,5 | n3=10 |
[169;172) | x4=170,5 | n4=5 |
[172;175) | x5=173,5 | n5=3 |
n=36 |
c) $\overline{x}=\frac{6.161,5+12.164,5+10.167,5+5.170,5+3.173,5}{36}\approx 166,4$
Định nghĩa
Trung điểm xi của nửa khoảng (tính bằng trung bình cộng của hai đầu mút) ứng với nhóm i là giá trị đại diện của nhóm đó.
Số trung bình cộng của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu x, được tính theo công thức:
$\overline{x}=\frac{n_{1}x_{1}+n_{2}x_{2}+...+n_{m}x_{m}}{n}$
Ví dụ 4: (SGK – tr.7)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.7)
Luyện tập 4
Nhóm | Giá trị đại diện | Tần số |
[25;34) | 29,5 | 3 |
[34;43) | 38,5 | 3 |
[43;52) | 47,5 | 6 |
[52;61) | 56,5 | 5 |
[61;70) | 65,5 | 4 |
[70;79) | 74,5 | 3 |
[79;88) | 83,5 | 4 |
[88;97) | 92,5 | 2 |
n=30 |
x ≈ 59,2
2. Ý nghĩa
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là giá trị xấp xỉ cho số trung bình của mẫu số liệu gốc.
Nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu; có thể dùng đại diện cho mẫu số liệu khi các số liệu trong mẫu ít sai lệch với số trung bình cộng.
III. TRUNG VỊ
1. Định nghĩa
HĐ5
a) Nhóm 3 có tần số tích lũy là 60 => Lớn hơn hoặc bằng $\frac{n}{2}=\frac{99}{2}=49,5$
b) Nhóm 3 có đầu mút trái r: 37,5; độ dài d: 5; tần số $n_{3}$: 20
Tần số tích lũy của nhóm 2 là: 40
c) $M_{e}=r+\left ( \frac{49,5-cf_{2}}{n3} \right )\cdot d=37,5+\left ( \frac{49,5-40}{20} \right )\cdot 5=39,875
Định nghĩa
Cho mẫu số liệu ghép nhóm bao gồm cả tần số tích lũy như ở bảng 5.
Giả sử nhóm k là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng $\frac{n}{2}$, tức là $cf_{k-1}<\frac{n}{2}$ nhưng $cf_{k}\geq \frac{n}{2}$. Ta gọi r, d, nk lần lượt là đầu mút trái, độ dài, tần số của nhóm k; $cf_{k-1}$ là tần số tích lũy của nhóm k-1.
Trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu Me, được tính theo công thức:
$M_{e}=r+\left (\frac{\frac{n}{2}-cf_{k-1}}{n_{k}} \right ).d$
Quy ước: $cf_{0}$ = 0.
Ví dụ 5: (SGK – tr.9)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.9)
Luyện tập 5
Có bảng sau:
Nhóm | Tần số | Tần số tích lũy |
[0 ; 4) [4 ; 8) [8 ; 12) [12 ; 16) [16 ; 20) | 13 29 48 22 8 | 13 42 90 112 120 |
n = 120 |
Số phần tử của mẫu là $n=120$. Ta có:
$\frac{n}{2}=\frac{120}{2}=60$ => Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hoặc bằng 60
Xét nhóm 3 là nhóm [8 ; 12) có $r=8; d=4; n_{3}=48$ và nhóm 2 là nhóm [4 ; 8) có $cf_{2}=42$
Áp dụng công thức, ta có trung vị của mẫu số liệu là:
$M_{e}=8+\left ( \frac{60-42}{48} \right )\cdot 4=9,5$
2. Ý nghĩa
Trung vị của mẫu số liệu sau khi ghép nhóm xấp xỉ với trung vị của mẫu số liệu không ghép nhóm ban đầu và có thể dùng để đại diện cho mẫu số liệu đã cho.
IV. TỨ PHÂN VỊ
1. Định nghĩa
HĐ6
a) $M_{e}=120+\left ( \frac{20-19}{13} \right )\cdot 60≈125$ (phút)
b) Nhóm 2 có tần số tích lũy là 19 => Nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích luỹ lớn hơn hoặc bằng $\frac{n}{4}=\frac{40}{4}=10$
Nhóm 2 có đầu mút trái s: 60, độ dài h: 60, tần số $n_{2}: 13$
Nhóm 1 có tần số tích lũy là: 6
=> $Q_{1}=60+\left ( \frac{10-6}{13} \right )\cdot 60≈78$ (phút)
c) Nhóm 3 có tần số tích lũy là 32 => Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích luỹ lớn hơn hoặc bằng $\frac{3n}{4}=\frac{3.40}{4}=30$
Nhóm 3 có đầu mút trái t: 120, độ dài l: 60, tần số $n_{3}:13$ của nhóm 3; tần số tích luỹ $cf_{2}: 19$
=> $Q_{3}=120+\left ( \frac{30-19}{13} \right )\cdot 60≈171$ (phút)
Định nghĩa
Cho mẫu số liệu ghép nhóm như ở Bảng 5.
Tứ phân vị thứ hai Q2 bằng trung vị Me.
Tứ phân vị thứ nhất Q1 được tính theo công thức sau:
$Q_{1}=s+\left ( \frac{\frac{n}{4}-cf_{p-1}}{n_{p}} \right ).h$
Tứ phân vị thứ ba Q3 được tính theo công thức sau:
$Q_{3}=t+\left ( \frac{\frac{3n}{4}-cf_{q-1}}{n_{q}} \right ).l$
Ví dụ 6: (SGK – tr.11)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.11)
Luyện tập 6
Nhóm | Tần số | Tần số tích lũy |
[0;4) | 13 | 13 |
[4;8) | 29 | 42 |
[8;12) | 48 | 90 |
[12;16) | 22 | 112 |
[16;20) | 8 | 120 |
n=120 |
Số phần tử của mẫu là $n=120$.
Ta có $\frac{n}{4}=\frac{120}{4}=30$. Suy ra nhóm 2 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 30. Xét nhóm 2 là nhóm [4 ; 8) có $r=4; d=4; n_{2}=29$ và nhóm 1 là nhóm [0 ; 4) có $cf_{1}=13$
Áp dụng công thức, ta có $Q_{1}$ của mẫu số liệu là
=> $Q_{1}=4+\left ( \frac{30-13}{29} \right )\cdot 4≈ 6,4$ (chiếc)
Có $\frac{n}{2}=\frac{120}{2}=60$ => Nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hoặc bằng 60
Xét nhóm 3 là nhóm [8 ; 12) có $r=8; d=4; n_{3}=48$ và nhóm 2 là nhóm [4 ; 8) có $cf_{2}=42$
Áp dụng công thức, ta có $Q_{2}$ của mẫu số liệu là:
$Q_{2}=M_{e}=8+\left ( \frac{60-42}{48} \right )\cdot 4=9,5$ (chiếc)
Ta có $\frac{3n}{4}=90$. Suy ra nhóm 3 là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng 90. Xét nhóm 3 là nhóm [8 ; 12) có $r=8; d=4; n_{3}=48$ và nhóm 2 là nhóm [4 ; 8) có $cf_{2}=42$
Áp dụng công thức, ta có $Q_{3}$ của mẫu số liệu là:
$Q_{3}=8+\left ( \frac{90-42}{48} \right )\cdot 4=12$ (chiếc)
2. Ý nghĩa
Ba điểm tứ phân vị chia mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự không giảm thành bốn phần đều nhau, mỗi phần đều chứa 25% giá trị.
Lưu ý: Q1, Q2, Q3 trong tứ phân vị của mẫu số liệu sau khi ghép nhóm xấp xỉ với bộ ba giá trị trong tứ phân vị của mẫu số liệu không ghép nhóm ban đầu.
V. MỐT
1. Định nghĩa
HĐ7
a) Nhóm 3 tức là nhóm [50;60) có tần số lớn nhất.
b) Đầu mút trái: 50 ; Độ dài: 10
Công thức tính Mốt
Cho mẫu số liệu như bảng sau:
Nhóm | Tần số |
[a$_{1}$; a$_{2}$) [a$_{2}$; a$_{3}$) … [a$_{m}$; a$_{m+1}$) | n$_{1}$ n$_{2}$ n$_{m}$ |
n |
Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu Mo được tính theo công thức sau:
$M_{o}=u+\left ( \frac{n_{i}-n_{i-1}}{2n_{i}-n_{i-1}-n_{i+1}} \right ).g$
Quy ước: n$_{0}$ = 0; n$_{m+1}$ = 0
Ví dụ 7: (SGK – tr.13)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.13)
Luyện tập 7
Nhóm 3 tức là nhóm [50;60) là nhóm có tần số lớn nhất.
Đầu mút trái u = 50; Độ dài g = 10;
Tần số ni = 16; Tần số ni - 1 = 10; Tần số ni + 1 = 8
=> $M_{o}=50+\left ( \frac{16-10}{2.16-10-8} \right )\cdot 10≈54,3$
2. Ý nghĩa
Mốt của mẫu số liệu không ghép nhóm là giá trị có khả năng xuất hiện cao nhất khi lấy mẫu. Mốt của mẫu số liệu sau khi ghép nhóm Mo, xấp xỉ với mốt của mẫu số liệu không ghép nhóm. Các giá trị nằm xung quanh Mo thường có khả năng xuất hiện cao hơn các giá tị khác.
Một mẫu số liệu ghép nhóm có thể có nhiều nhóm chứa mốt và nhiều mốt.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận