Giáo án địa lý bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chứng minh được cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta tương đối đa dạng, có sự phân hóa về lãnh thổ - Trình bày được sự thay đổi cơ cấu công nghiệp nước ta theo ngành và theo thành phần kinh tế. - Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. 2. Kĩ năng - Đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Phân tích số liệu từ bảng số liệu. 3. Thái độ - Có ý thức tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là sản xuất công nghiệp để trang bị hiểu biết cá nhân. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng bản đồ + Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ công nghiệp chung - Video về Vinfast. - Các phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV chiếu 2 hình ảnh sau lên bảng, đặt câu hỏi cho cả lớp: Cho biết đây là logo thương hiệu của những sản phẩm nào? Nêu những hiểu biết của em về những sản phẩm đó. Link tham khảo: https://vingroup.net/linh-vuc-hoat-dong/cong-nghiep - Bước 2: Học sinh thảo luận theo cặp. - Bước 3: HS xung phong trả lời câu hỏi. - Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức, cho HS xem 1 đoạn video về Vinfast và liên hệ về ngành công nghiệp Việt Nam để dẫn vào chương và bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về cơ cấu công nghiệp theo ngành (15 phút) 1. Mục tiêu - Phát biểu được khái niệm cơ cấu công nghiệp theo ngành, ngành công nghiệp trọng điểm. - Kể tên được các nhóm ngành công nghiệp và các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay. - Liệt kê được các phương hướng chủ yếu để hoàn thiện cơ cấu ngành CN nước ta. - Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành ở nước ta. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp thảo luận. - Hình thức: cặp đôi. 3. Phương tiện - Phiếu học tập, sách giáo khoa. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp - Bước 1: GV cho HS quan sát sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp, yêu cầu các em hãy: + Nêu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp. + Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng - HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Hoàn thiện kiến thức. - HS quan sát trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 2: GV chuẩn kiến thức - Bước 3: GV yêu cầu HS + Quan sát biểu đồ 26.1, rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta + Nêu các định hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp. - Quan sát bản đồ trao đổi với bạn cùng bàn trả lời các câu hỏi. - Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 1. Cơ cấu CN theo ngành * Khái niệm: - Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị SX của từng ngành (hoặc nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành CN, được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. * Đặc điểm cơ cấu ngành CN: - Tương đối đa dạng: chia thành 3 nhóm với 29 ngành. + Nhóm CN khai thác: 4 + Nhóm CN chế biến: 23 + Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 - Đang nổi lên 1 số ngành CN trọng điểm. + Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả KT – XH cao, thúc đẩy các ngành khác phát triển. + Gồm: năng lượng, chế biến LTTP, dệt may, hóa chất – phân bón – cao su, VLXD, cơ khí, điện tử... - Đang chuyển dịch rõ rệt + Tăng tỉ trọng CN chế biến, giảm tỉ trọng CN khai thác. + Do tác động của xu hướng hội nhập và định hướng phát triển bền vững. * Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành CN: - Xây dựng 1 cơ cấu ngành CN tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới. - Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm. - Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cơ cấu CN theo lãnh thổ (15 phút) 1. Mục tiêu - Mô tả được những khu vực phát triển công nghiệp ở nước ta. - Liệt kê được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. - Kể tên được các trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn trên bản đồ CN chung. - Sắp xếp được thứ tự các vùng theo tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất CN cả nước (theo bảng số liệu) 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp thảo luận nhóm. 3. Phương tiện - Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm (số lượng học sinh trong mỗi nhóm tùy sĩ số học sinh), 4 nhóm chẵn hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 2, 4 nhóm lẻ hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 3 trong thời gian 5 phút. - Bước 2: HS làm việc cá nhân (3 phút), thảo luận trao đổi nhóm (2 phút) để hoàn thành phiếu học tập. - Bước 3: GV random tên nhóm, người trình bày từng phiếu học tập, có nhận xét bổ sung của nhóm khác. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức. 2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ * Hoạt động công nghiệp ở nước ta tập trung ở một số khu vực sau: - Đồng bằng sông Hồng và phụ cận: + có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. + hình thành các hướng chuyên môn hóa khác nhau dọc theo các tuyến giao thông chính. + Các trung tâm CN chính là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Việt Trì, Thanh Hóa... - Đông Nam Bộ: + hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm lớn hàng đầu cả nước. + hướng chuyên môn hóa đa dạng, nổi bật là các ngành khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí. + Các TTCN chính là Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. - Duyên hải miền Trung: + hình thành chuỗi các trung tâm CN dọc ven biển. + Đà Nẵng là trung tâm CN lớn nhất dải ven biển. * Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng có sự phân hóa mạnh: - Dẫn đầu là Đông Nam Bộ (hơn ½ cả nước), sau đó là ĐBSH và ĐBSCL. - Các vùng còn lại tỉ trọng không đáng kể. * Các nhân tố tác động tới sự phân hóa lãnh thổ CN - Vị trí địa lí. - Tài nguyên thiên nhiên. - Nguồn lao động và trình độ lao động. - Thị trường. - Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật. - Chính sách phát triển. PHIẾU HỌC TẬP 2 – NHÓM CHẴN Dựa vào mục 2 trang 114 – 116, Hình 26.2, mô tả các khu vực tập trung công nghiệp ở nước ta theo gợi ý sau đây: 1. Dựa vào Hình 26.2, kể tên các trung tâm CN có quy mô rất lớn và lớn ở nước ta. 2. Tóm tắt vào bảng sau: Khu vực Đặc điểm Kể tên các trung tâm công nghiệp chính Bắc Bộ Nam Bộ Duyên hải miền Trung PHIẾU HỌC TẬP 3 – NHÓM LẺ Dựa vào mục 2 trang 116, Bảng 29.2 trang 128 - 129, hoàn thành các nội dung sau đây: 1. Sắp xếp và liệt kê thứ tự các vùng theo tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp từ lớn đến nhỏ năm 2005. Khoanh tròn vào 3 vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước. 2. Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự phát triển công nghiệp của vùng có giá trị sản xuất CN cao nhất nước ta năm 2005. HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế (7 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được sự thay đổi trong cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta. - Nhận xét bảng số liệu. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động cá nhân. 3. Phương tiện - Máy tính, máy chiếu. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời 2 câu hỏi sau: 1. Quan sát hình 26.3 (trang 116), kể tên các thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp ở nước ta sau Đổi mới. Việc huy động nhiều thành phần kinh tế này nhằm mục đích gì? 2. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 so với năm 1996 theo bảng số liệu Bước 2. Học sinh làm việc cá nhân để chuẩn bị câu trả lời cho 2 câu hỏi trên. Bước 3. HS trả lời câu hỏi. Bước 4. GV chuẩn kiến thức. 3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế - Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc. - Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng. - Xu hướng chung: + Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước. + Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV phát cho mỗi bàn một tờ nội dung và phổ biến luật chơi (không dùng sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu). Cho các từ sau: Đổi mới Đà Nẵng chế biến năng lượng Nhà nước trọng điểm vị trí địa lí chiều sâu lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài thời bao cấp tỉ trọng Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Hồng và phụ cận Điền vào chỗ trống thích hợp trong văn bản sau: Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm cơ cấu công nghiệp theo ngành, cơ cấu công nghiệp theo …(1)… và cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể hiện ở …(2)… giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp đa dạng của nước ta, có những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và thúc đẩy các ngành khác phát triển được gọi là các ngành công nghiệp …(3)… Cơ cấu ngành công nghiệp. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nước ta cần đầu tư theo …(4)… và đổi mới trang thiết bị hiện đại. Hoạt động công nghiệp của nước ta tập trung ở một số khu vực, trong đó khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước là …(5)… Các trung tâm công nghiệp lớn hàng đầu cả nước hiện nay tập trung chủ yếu ở …(6)… Ở Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là …(7)… Nước ta huy động các thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp từ sau …(8)… Xu hướng là giảm tỉ trọng khu vực …(9)…, tăng tỉ trọng khu vực …(10)… - Bước 2: Học sinh chơi trò chơi, trò chơi kết thúc khi nhóm đầu tiên hoàn thành ghép nối và sẽ được học sinh cộng điểm. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Sơ đồ hóa kiến thức bài học dạng mindmap, nộp vào tiết học kế tiếp. - Làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 117. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nội dung bài 26: Sưu tầm các tài liệu nói về ngành công nghiệp năng lượng, ngành công nghiệp chế biến hải sản,...

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, giáo án chi tiết bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, giáo án 5 bước bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, giáo án 5 hoạt động địa lý 12