Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
● Công nghiệp năng lượng
● Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Chế biến sản phẩm trồng trọt; Chế biến sản phẩm chăn nuôi; Chế biến hải sản.
- Giải thích tại sao 2 ngành này được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ về công nghiệp năng lượng,
- Khai thác kiến thức trong bảng thống kê công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang xây dựng ở nước ta.
- Chỉ trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp thực phẩm của nước ta
- Sử dụng kết hợp và phân tích được bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để phân tích mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến.
- Tích hợp sự dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: Giúp học sinh thấy được các nguồn năng lượng không có khả năng phục hồi và trữ lượng tại Việt Nam, hiện trạng cung cấp điện vào mùa khô của Việt Nam giáo dục tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt.
3. Thái độ
- Nhận thức được vai trò quan trọng của các ngành CN trọng điểm. HS có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ; Năng lực sử dụng số liệu thống kê; Phân tích bảng số liệu về các vấn đề kinh tế; Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học; Phiếu học tập, thông tin phản hồi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat địa lí Việt Nam
- Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh về các ngành công nghiệp năng lượng, CN chế biến lương thực - thực phẩm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1. GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS:
- Kể tên các thiết bị hàng ngày trong gia đình có sử dụng điện.
- Cho biết điện tạo ra từ các nguồn nào?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: sau mỗi câu hỏi được đặt ra, Gv cho HS xung phong trả lời nhanh, GV ghi bảng.
- Bước 3: GV tổng hợp các ý kiến, dẫn dắt vào bài.
Giáo viên phải dự kiến được 1 số khó khăn của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ: ví dụ có thể HS trả lời theo nhiều ý kiến khác nhau; HS không kể được đủ các điều kiện tự nhiên sản xuất ra điện,… GV định hướng.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG – phân ngành CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC NGUYÊN – NHIÊN LIỆU (15 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định được các nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng cung cấp cho các ngành công nghiệp hiện nay của nước ta.
- Nắm được vai trò, đặc điểm của các nguồn nguyên, nhiên liệu => hình thành ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận cặp đôi.
3. Phương tiện
- Bản đồ Địa chất, khoáng sản (hoặc atlat trang 8)
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV sử dụng sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng để giới thiệu cho HS những ngành CN đang có ở nước ta và những ngành sẽ phát triển trong tương lai dựa trên tiềm năng của đất nước.
- Bước 2: GV cho HS làm việc theo cặp đôi, dựa vào SGK, bản đồ Địa chất – khoáng sản và kiến thức đã học, thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập 1,2 theo câu hỏi:
- Trình bày các đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác than và công nghiệp khai thác dầu khí.
- Bước 3: HS làm việc, các nhóm chẵn làm phiếu số 1, các nhóm lẻ làm phiếu số 2, hoàn thành trong vòng 5 phút.
- Bước 4: GV kẻ sẵn nội dung PHT lên bảng, sau đó gọi bất kỳ thành viên của các cặp lên điền nội dung trả lời vào chỗ trống, để nhanh, mỗi cột dọc sẽ yêu cầu 1 HS ghi bảng.
- Bước 5: Các cặp khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Bước 6: GV nhận xét, đưa thông tin phản hồi, hướng dẫn ghi bài.
- GV có thể liên hệ tình hình hiện nay. I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG: gồm 2 ngành
1. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
a. Công nghiệp khai thác than:
* Các loại than:
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg .
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng trữ lượng hàng chục tỷ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (U Minh).
* Tình hình khai thác: Sản lượng than liên tục tăng, năm 2005 đạt hơn 34 triệu tấn; năm 2018 đạt 37 triệu tấn.
b. Công nghiệp khai thác dầu khí :
- Phân bố: Dầu khí ở nước ta tập trung ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Tình hình khai thác: Khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986. Sản lượng tăng liên tục và đạt 18,5 triệu tấn/năm 2005, đạt 24 triệu tấn qui dầu năm 2018.
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện (Phú Mỹ, Cà Mau), ngoài ra còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm.
Công nghiệp hóa dầu, lọc dầu ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi – vận hành từ năm 2009) ; Nghi Sơn (Thanh Hóa – vận hành từ năm 2018).
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG – phân ngành CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC (12 phút)
1. Mục tiêu
- Phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta.
- Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang xây dựng ở nước ta.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Lập bảng thống kê; Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện
- Phiếu học tập; Atlat trang 22.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu học sinh dựa vào SGK, kết hợp atlat, trả lời các câu hỏi sau từ phiếu học tập.
● Liệt kê các tiềm năng có thể phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.
● Tình hình và cơ cấu sản lượng điện của nước ta.
● Mạng lưới tải điện nước ta có gì đặc biệt?
- Bước 2: Các nhóm thảo luận, hoàn thành công việc trong thời gian 7 phút
- Bước 3: Dán sản phẩm lên bảng, các nhóm tự đối chiếu kết quả làm việc để rút ra kết luận đúng cho nội dung thảo luận.
- Bước 4: GV nhận xét, tổng kết nội dung, hướng dẫn ghi bài nhanh. Riêng nội dung liệt kê các nhà máy điện, HS về nhà hoàn thiện.
GV đặt thêm 1 số câu hỏi cho HS trả lời cá nhân:
- Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện?
- Tại sao các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam? 2. Ngành công nghiệp năng lượng
a. Công nghiệp điện
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển CN điện lực như: than, dầu, sông suối - sức nước, năng lượng gió, mặt trời…
- Sản lượng điện tăng rất nhanh (từ 5,2 tỉ kwh năm 1985 lên gần 52,1 tỉ kwh năm 2005). Sản lượng điện sản xuất và mua năm 2018 đạt 212,9 tỉ kWh.
- Cơ cấu sản lượng điện:
● Giai đoạn 1991 – 1996, thủy điện luôn chiếm hơn 70%.
● Đến năm 2005 , sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng, trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen – tuabin khí.
- Về mạng lưới tải điện: đáng chú ý là đường dây siêu cao áp 500KV từ Hòa Bình đi Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh) dài 1488km.
- Cơ cấu điện lực :
● Thủy điện :
+ Tiềm năng rất lớn, công suất khoảng 30 triệu KW, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
+ Các nhà máy thủy điện lớn: (bảng)
● Nhiệt điện :
+ Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập khẩu. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
+ Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta.
Miền Tên nhà máy Nhiên liệu Công suất
Bắc Phả Lại 1 Than 440 MW
Phả Lại 2 Than 600 MW
Uông Bí Than 150 MW
Uông Bí mở rộng Than 300 MW
Ninh Bình
Na Dương Than
Than 100 MW
110 MW
Nam Phú Mỹ 1,2,3,4 Khí 4164 MW
Bà Rịa Khí 411 MW
Hiệp Phước (TP.Hồ Chí Minh) Dầu 375 MW
Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh); Cà Mau 1,2 Dầu
Khí 165 MW
1.500MW
Miền Tên nhà máy Nằm ở sông Công suất
Miền Bắc Hòa Bình Sông Đà 1920 MW
Thác Bà Sông Chảy 110 MW
Sơn La (đang xây dựng)
Tuyên Quang Sông Đà
Sông Gâm 2400 MW
342 MW
Miền Trung và Tây Nguyên Y-a-li Xê Xan 720 MW
Hàm Thuận
Đa Mi La Ngà
La Ngà 300 MW
175 MW
Đa Nhim Đa Nhim 160 MW
Miền Nam Trị An Đồng Nai 400 MW
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ngành CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM (10 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Kể tên các phân ngành của công nghiệp chế biến LT-TP.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành CN chế biến LT-TP.
- Phân tích bảng thống kê về CN chế biến LT-TP.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phát vấn/ cá nhân.
3. Phương tiện
- SGK, Atlat.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1. Giao nhiệm vụ cho HS, dựa vào hình 27.4 và bảng 27 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp chế biến LT-TP rất đa dạng.
+ Giải thích tại sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
+ Trình bày tình hình phát triển và phân bố của CN chế biến LT-TP.
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ, nghiên cứu câu trả lời, ghi ra giấy trong vòng 5 phút
- Bước 3: GV chỉ định 3 nhóm HS lên bảng ghi câu trả lời cho 3 câu hỏi, mỗi nhóm gồm 3 HS, các HS luân phiên ghi ý kiến cá nhân của mình cho đến khi hết ý, không ghi các ý trả lời trùng lặp.
- Bước 4. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, cho bổ sung, nhận xét. GV tổng kết nội dung. II. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
1. Là ngành công nghiệp trọng điểm, có cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước) với 3 nhóm ngành lớn:
- Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xay xát, đường mía, chè, cà phê, thuốc lá, rượu- bia-nước ngọt, sản phẩm khác).
- Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt)
- Chế biến hải sản (nước mắm, muối, tôm, cá, sản phẩm khác).
2. Cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố một số sản phẩm của công nghiệp thực phẩm ở nước ta:
a. Chế biến sản phẩm trồng trọt
b. Chế biến sản phẩm chăn nuôi
c. Chế biến thủy, hải sản
(Ghi nhớ Bảng 27)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời nhanh.
- Kể tên các nhóm than chính của nước ta
- Kể tên các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu khí ở miền Nam
- Kể tên các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn ở nước ta
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?
- Địa phương em phát triển mạnh nhóm ngành trọng điểm nào trong 2 nhóm trên, nêu minh chứng?
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vẽ sơ đồ hệ thống lại kiến thức bài học.
- Đưa ra một số biện pháp để tiết kiệm điện.
- Kể tên một số nhà máy điện gần nơi em sinh sống.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Kể tên một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mà em biết.
- Xác định chuyên ngành phát triển của các khu công nghiệp đó.
- Chuẩn bị nội dung bài 28