Giáo án địa lý 12 bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 38: THỰC HÀNH SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố thêm kiến thức trong bài 37. - Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung Du miền núi Bắc Bộ. 2. Kĩ năng - Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra các nhận xét cần thiết. - nhận xét, đánh giá so sánh các vấn đề giữa các vùng. 3. Thái độ - Thêm yêu quê hương, tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Xem khâm phục tấm lòng dũng cảm và hy sinh của các chiến sĩ hải quân ngoài đảo xa, có tinh thần để bảo vệ kệ vùng biển chủ quyền của tổ quốc. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực học tập tại thực địa: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng số liệu thống kê + Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Các loại bản đồ: hình thể, nông nghiệp, công nghiệp của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ. - At lat Địa lí Việt Nam. 2. Chuẩn bị của HS - Nghiên cứu kiến thức hiệu quả. - Atlat địa lí VN, nội dung thuyết trình ngắn về thành phố Nha Trang. - Bảng con, phấn viết bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Gv sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào bài mới như sau: • Kể tên các vùng kinh tế đã học. • Trong những vùng kinh tế đó những vùng nào có những nét tương đồng. • Những vùng nào có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc phòng. Lý do tại sao. Bước 2: GV và các HS cùng giải đáp các câu hỏi để dẫn nhập vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Băc Bộ và Tây Nguyên năm 2005 (25’) 1. Mục tiêu - Rèn kĩ năng vẽ một số dạng biểu đồ. - Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: Bảng 38.1, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc rõ và xác định yêu cầu của đề bài. - Bước 2: GV phân tích đề bài và hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hiện bài thực hành: + Xử lí số liệu, tính cơ cấu diện diện tích trồng cây CN lâu năm, năm 2005. + Tính quy mô. Vẽ biểu đồ. + Nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên. -Đọc SGK và xác định yêu cầu của bài tập 1. - Lắng nghe và làm theo các bước hướng dẫn. Đại diện HS lên bảng làm, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức (Bảng) Bài tấp 1 a. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu: lấy tổng giá trị cây CN lâu năm của cả nước, Trung du miền núi BB và Tây Nguyên là 100%, các loại cây tính cơ cấu % theo tổng diện tích. CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NĂM 2005(Đơn vị %) Cả nước Trung du và miền núi BB Tây Nguyên Cây công nghiệp lâu năm 100 100 100 Cà phê 30.4 3.6 70.2 Chè 7.5 87 9 4.3 Cao su 29.5 - 17.2 Các cây khác 32.6 8.5 8.3 - Tính qui mô: Lấy qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du miền núi phía Bắc là 1 đvbk thì qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là: + Tây Nguyên = 2,64 (đvbk) + Cả nước = 14,05 (đvbk) - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi BB, Tây Nguyên. b. Nhận xét, giải thích sự giống khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.  Giống nhau: * Qui mô: - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và sản lượng). - Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè… tập trung trên qui mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. * Về hướng chuyên môn hóa - Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm. - Đạt hiệu quả kinh tế cao. * Về điều kiện phát triển - Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung. - Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp. - Được sự quan tâm của Nhà nước về chính sách, đầu tư.  Khác nhau: Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Về vị trí và vai trò của từng vùng Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước Là vùng chuyên canh cây công nhiệp lớn thứ 2 cả nước Về hướng chuyên môn hóa + Quan Tọng Nhất Là Chè, Sau Đó Là Quế, Sơn, Hồi. + Các cây công nghiệp ngắn ngày có thuốc lá, đậu tương + Quan trong nhất là cà phê, sau đó là cao su , chè + một số cây công nghiệp ngắn ngày: dâu tằm, bông vải Về điều kiện phát triển Địa hình Miền núi bị chia cắt Cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối bằng phẳng Khí hậu Có mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt (chè) Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc Đất đai Đất feralit trên đá phiến, đa gờ nai và các laoij đá mẹ khác Đất bazan màu mỡ, tâng phông hóa sâu, phân bố tập trung KT-XH - Là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người - Cơ sở chế biến còn hạn chế - Vùng nhập cư lớn nhất nước ta - Cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều * Giải thích: nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở 2 vùng - Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên: + Trung du miền núi BB có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng lớn dẫn đến qui mô sản xuất nhỏ. + Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan có đọ phì cao, thích hợp với qui hoạch các vùng chuyên canh có qui mô lớn và tập trung - Có sự khác nhau về đặc điểm dân cư, đặc điểm khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất. + Trung du miền núi BB: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè từ lâu đời. + Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê. HĐ3: Tính tỉ trọng trâu bò trong tổng đàn trâu bỏ cả nước (10’) 1. Mục tiêu - Biết được những nét tương đồng và khác biệt về chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/lớp. 4. Phương tiện dạy học: - SGK, bảng 38.2, Atlat Địa lí Việt Nam. - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. 5. Tiến trình hoạt động Hoạt động của gv và hs Nội dung - Bước 1: GV hướng dẫn HS xử lí số liệu, lập bảng tổng hợp. - Lắng nghe và làm theo hướng dẫn, hoàn thành bảng tổng hợp vào vở ghi. - Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ công nghiệp, nông nghiệp của TN và TDMNBB và Atlat Địa lí Việt Nam hãy: + Tại sao 2 vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc. + Thế mạnh được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước. + Tại sao TDMNBB trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn Tây Nguyên thì ngược lại? - Dựa vào bản đồ và Atlat trả lời. - Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. (Bảng) Bài tập 2 Tổng số và cơ cấu tổng đàn trâu, bò của cả nước, trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, năm 2005. Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Tổng đàn trâu, bò ( nghìn con) 8462,9 2579,3 688,8 Cơ cấu Trâu 34,5% 65,1% 10,4% Bò 65,5% 34,9% 89,6% - Nhận xét và giải thích: • Hai vùng đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì: Diện tích đồi núi, cao nguyên lớn, nhiều đồng cỏ tự nhiên. • Tỉ trọng của 2 vùng so với cả nước: (%) Vùng Tỉ trọng so với cả nước (%) Trâu Bò TD & MNBB 57,5 16,2 Tây Nguyên 2,5 11,1 • Nguyên nhân có vùng nuôi nhiều trâu hơn, vùng lại nuôi nhiều bò hơn là: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu ẩm, có một mùa đông lạnh. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng nên được phát triển mạnh hơn. - Tây Nguyên có khí hậu nóng, có mùa khô, thích hợp hơn với việc nuôi bò nên bò được nuôi nhiều hơn. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1: Cho biểu đồ sau: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005. Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và cả nước thì Tây Nguyên có A. tỉ trọng diện tích cây cà phê cao nhất. B. tỉ trọng diện tích cây cao su lớn hơn cả nước. C. tỉ trọng diện tích cây chè cao hơn cả nước nhưng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. tỉ trọng diện tích các cây công nghiệp lâu năm khác cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ nhưng thấp hơn cả nước. Hướng dẫn trả lời: A Câu 2. So với Trung du và miền núi Bắc Bộ, một số loại cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có diện tích gieo trồng vượt trội là A. chè và cà phê. B. cao su và chè. C. cao su và dừa. D. cà phê và cao su. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG “Tìm hiểu trước bài Đông Nam Bộ về đưa ra những lý do ngắn để giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam.” 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Hoàn thiện nội dung bài thực hành. - Đọc và xem trước chuyên đề: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo án chi tiết bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo án 5 bước bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo án 5 hoạt động địa lý 12