Giáo án địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta. - Trình bày được hoạt động của một số thiên tai ở nước ta và các biện pháp phòng chống. - Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường. 2. Kĩ năng - Xác định được các nơi thường xảy ra các thiên tai: Bão, động đất, ngập lụt, lũ quét, hạn hán… - Phân tích những tác động của các từng loại thiên tai đến đời sống, sản xuất của nhân dân ta. 3. Thái độ - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai tại địa phương. Tuyên truyền gia đình, người thân và hàng xóm nơi mình ở. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực học tập tại thực địa: + Năng lực sử dụng bản đồ, atlat + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Cho HS xem clip (cắt từ phút 1’06 đến phút 3’49) - Bước 2: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 1) Các hiện tượng ONMT được đề cập trong clip là gì? Thuộc môi trường nào? 2) Tác động của ONMT đến khí hậu ra sao? 3) Việt Nam đã làm gì để khắc phục tình trạng ONMT? - Bước 3: GV rút thẻ HS ngẫu nhiên để trình bày. Gọi HS khác bổ sung (nếu cần). - Bước 4: GV dẫn nhập vào bài mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường 1. Mục tiêu - Hiểu rõ một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi/lớp. 4. Phương tiện dạy học: Kênh chữ SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: + Nêu những diễn biến bất thường về thời tiết khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua. + Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước, không khí và đất. - Suy nghĩ trả lời. - Bước 2: GV nhận xét và bổ sung kiến thức. Chuẩn kiến thức. 1. Bảo vệ môi trường - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất th¬ường về thời tiết, khí hậu,… - Tình trạng ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm nguồn nước. + Ô nhiễm không khí. + Ô nhiễm đất. - Các vấn đề khác như: khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch, …. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 1. Mục tiêu - Hiểu rõ một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra. - Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp. 4. Phương tiện dạy học: Kênh chữ SGK, video, hình ảnh. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV chia lớp thành 4 tổ (nhiều nhóm nhỏ) và phân công nhiệm vụ các tổ: + Tổ 1: Đọc SGK mục a), kết hợp quan sát hình 9.3 hoặc Atlat trang 9, hãy hoàn thành bảng sau: (Xem phụ lục) GV hỏi khắc sâu kiến thức: + Cho biết vùng bờ biển nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão? Vì sao? + Vì sao nước ta chịu tác động mạnh của bão? Nêu các hậu quả do bão gây ra ở nước ta. (Nước ta chịu tác động mạnh của bão vì: nước ta giáp Biển Đông, nằm trong vành đai nội chí tuyến, nửa cầu Bắc là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới). + Tổ 2: Đọc SGK mục b), kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành bảng sau: (Xem phụ lục) + Tổ 3: Đọc SGK mục c), kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành bảng sau: (Xem phụ lục) + Tổ 4: Đọc SGK mục d) Hạn hán, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành bảng sau: (Xem phụ lục) - HS các tổ nghiên cứu SGK và vốn hiểu biết để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm/tổ. GV hỏi: Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam ? (Mùa khô ở miền Bắc trùng với các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên khả năng bốc hơi nước không cao. Cuối mùa đông gió Đông Bắc đi qua biển nên gây mưa phùn làm giảm mức độ khô hạn. Miền Nam mùa khô nhiệt độ cao nên khả năng bốc hơi nước lớn, gió mậu dịch khô lại bị chắn bởi các cao nguyên Nam Trung Bộ càng trở nên khô hơn khi ảnh hưởng tới Tây Nguyên và NBộ). - Bước 2: - Đại diện các nhóm/tổ trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức.  Hướng dẫn HS tự học ở nhà phần 5.5. 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống (Nội dung phụ lục) a. Bão b. Ngập lụt c. Lũ quét d. Hạn hán đ. Các loại thiên tai khác - Động đất: diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu (TB,ĐB), rất khó dự báo trước thời gian động đất - Các loại khác như: lốc, mưa đá, sương muối mang tính cục bộ địa phương..xảy ra thường xuyên gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. 1. Mục tiêu - Biết được Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi/lớp. 4. Phương tiện dạy học: Kênh chữ SGK. 5. Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Bước 1: GV nói: Chiến lược được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên TN (IUCN) đề xuất. + H: Vậy nguyên tắc chung đó là gì? + H: Chiến lược đó có những nhiệm vụ nào? - HS làm việc với SGK và dựa vào những hiểu biết để trình bày. Đại diện 2 HS đứng lên phát biểu, HS khác bổ sung. - Bước 2: Chuẩn hóa kiến thức. 3. Chiến lược Quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Nguyên tắc: Bảo đảm sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững. - Các nhiệm vụ chiến lược: (SGK) 3.3. HOẠT ĐỘNGLUYỆN TẬP - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: + GV chia 8 nhóm + Nhiệm vụ: Tự thiết kế và vẽ Poster tuyên truyền BVMT ( trên A1 hoặc trên Powerpoint. - Bước 2: Nhóm thảo luận, phác thảo ý tưởng ra giấy nháp - Bước 3: Ghi tên thành viên nhóm ở mặt sau. - Bước 4: GV yêu cầu về nhà nhóm hoàn thiện và nộp sau 1 tuần. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Hoàn thiện Poster và nộp đúng hạn. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Ôn tập kiến thức các bài: 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15 chuẩn bị thi HK1

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giáo án chi tiết bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giáo án 5 bước bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giáo án 5 hoạt động địa lý 12