Giáo án địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhắc lại được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng. - Phân tích được tiềm năng và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng. - Phân tích được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng chuyển dịch vùng. - Trình bày được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng trong thời gian tới. 2. Kỹ năng - Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông, đô thị ở đồng bằng sông Hồng.. - Phân tích, thu thập các số liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết. 3. Thái độ - Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Biết được sức ép nặng nề của dân số đối với các vấn đề KT – XH ở ĐBSH 4. Năng lực hình thành a. Năng lực chung: - Năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, tri thức - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, phân tích, đề xuất giải pháp với các vấn đề thực tiễn - Năng lực ngôn ngữ thông qua việc trình bày thông tin, phản bác, lập luận… - Năng lực tư duy phản biện thông qua việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề từ đó nêu lên quan điểm cá nhân, phản bác ý kiến thông qua các dẫn chứng khoa học, đáng tin cậy. b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng lược đồ, sơ đồ… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ kinh tế đồng bằng sông Hồng. - At lat Địa lí Việt Nam. - Bảng số liệu, liên quan đến nội dung bài học. - Hình ảnh minh họa về các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu kiến thức hiệu quả. - Nghiên cứu các biểu đồ, số liệu trong SGK. - Atlat địa lí VN, tranh ảnh đã sưu tầm theo phân công tiết trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức Địa lí lớp 9 và phần địa lí tự nhiên, kinh tế đã học trả lời các câu hỏi sau + Nêu một số nét nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội của ĐBSH? + So sánh về hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại của ĐBSH với ĐNB - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3. HS suy nghỉ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời. - Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng 1. Mục tiêu - Biết xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng. - Phân tích đựơc các thế mạnh chủ yếu và những hạn chế của Đồng bằng sông Hồng. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, thảo luận theo cặp 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp đôi. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 33.3. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Tìm hiểu về vị trí địa lí - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: + Xác định các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Hồng. + Xác định ranh giới. + Nhận xét diện tích, dân số của ĐBSH. + Nêu ý nghĩa. - HS suy nghĩ , trả lời. - Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSH - Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, Atlat trang 21, trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi sau: + Nêu đặc điểm tự nhiên của ĐBSH: đất đai, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên biển, khoáng sản? + Phân tích cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH. + Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội ở ĐBSH. + Phân tích sức ép dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH. ð Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ở ĐBSH? - Trao đổi theo cặp trả lời. - Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. * Tìm hiểu những hạn chế của vùng (Cá nhân) - Bước 1: GV hỏi: + Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội mang lại thì ở vùng tồn tại những khó khăn nào? - HS suy nghĩ trả lời. - Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Các thế mạnh và hạn chế của vùng 1. Các thế mạnh a. Vị trí địa lí: - Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích tự nhiên của cả nước. - Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước. - Gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. - Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. àÝ nghĩa: + Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài. + Gần các vùng giàu tài nguyên. b. Tài nguyên thiên nhiên: - Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. - Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. - Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch) - Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. c. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Dân cư đông nên có lợi thế: + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. + Tạo ra thị trường có sức mua lớn. - Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài. - Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…) 2. Hạn chế: - Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt. - Thường có thiên tai. - Sự suy thoái một số loại tài nguyên. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH 1. Mục tiêu - Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và những định hướng về sự chuyển dịch đó 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 33.2 và 33.3. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ. + Nhóm 1,2: Giải thích tại sao ĐBSH lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? + Nhóm 3,4: Nhận xét biểu bảng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của cả nước và ĐBSH. Cơ cấu GDP của cả nước. Năm 1990 1995 2005 Khu vực I 22,7 28,8 41,0 Khu vực II 38,7 27,2 21,0 Khu vựcIII 38,6 44,0 38,0 Cơ cấu GDP của ĐBSH Năm 1990 1995 2005 Khu vực I 45,6 32,6 25,1 Khu vực II 22,7 25,4 29,9 Khu vựcIII 31,7 42,0 45,0 + Nhóm 5,6: Dựa vào SGK, cho biết định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH. - Lắng nghe, ghi chép nội dung thảo luận của nhóm. Sau đó, cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1. Thực trạng - Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II v à III. - Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất. 2. Định hướng - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế: + Trong khu vực I: - Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản. - Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả. + Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động. + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,… 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trò chơi” Ai nhanh hơn”: Câu 1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân số của Đồng Bằng Sông Hồng? A. Là vùng đông dân nhất nước ta. B. Có nguồn lao động dồi dào. C. Nguồn lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất cao. D. Phần lớn dân số sống ở thành thị. Câu 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đã và đang diễn ra theo hướng: A. tăng dần tỉ trọng của khu vực I, giảm dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III. B. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III. C. giữ vững tỉ trọng của khu vực I, tăng dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III. D. tăng dần tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III tỉ trọng có nhiều biến động Câu 3. Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Đồng bằng Sông Hồng là A. tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại. B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. C. tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. D. đẩy mạnh khai thác khí đốt. Câu 4. Nguyên nhân khiến bề mặt Đồng bằng Sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển. B. con người khai phá lâu đời và làm biến đổi mạnh. C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các nhà máy nhiệt điện nào được xây dựng ở Đồng Bằng Sông Hồng? A. Na Dương, Uông Bí. B. Phả Lại, Uông Bí. C. Na Dương, Phả Lại. D. Phả Lại, Ninh Bình. Câu 6. Điểm nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên đồng bằng sông Hồng? A. Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới. C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. D. Một số tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1. Cho bảng số liệu: Số dân và sản lượng lương thực có hạt ở Đồng bằng Sông Hồng qua các năm. Năm 1995 2005 2007 2010 Số dân (nghìn người) 16137 18028 18607 18908 Sản lượng lương thực (nghìn tấn) 5340 6533 6680 6805 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng lương thực bình quân đầu người ở ĐBSH là qua các năm? A. Cột chồng. B. Cột đơn. C. Cột ghép. D. Cột đường kết hợp. Câu 2. Giải thích tại sao dân số là vấn đề xã hội gay gắt ở đồng bằng sông Hồng? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Trả lời các câu hỏi sau SGK và làm bài tập 1/153 sgk. - Đọc và xem trước bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, giáo án chi tiết bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, giáo án 5 bước bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, giáo án 5 hoạt động địa lý 12