Giáo án địa lý 12 bài 17: Lao động và việc làm

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 17: Lao động và việc làm. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Liệt kê được những ưu điểm và hạn chế của lao động nước ta - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Chứng minh được việc làm là vấn đề gay gắt - Đề xuất các hướng giải quyết việc làm mang tính thực tiễn, phù hợp với bối cảnh hiện tại. 2. Kĩ năng - Phân tích được các bảng số liệu thống kê. - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. 3. Thái độ - Nhận thức rõ những vấn đề về lao động và việc làm để phấn đấu học tập tốt. - Xác định được xu hướng chọn ngành nghề phù hợp 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Năng lực sử dụng bản đồ + Phân tích bảng số liệu + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy chiếu, giáo án powerpoint - Bảng số liệu lao động và tình hình việc làm 2. Chuẩn bị của HS - SGK, Atlat Địa lý VN - Tranh ảnh về lao động và việc làm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số hình ảnh yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học hãy cho biết các bức ảnh đang nói hậu quả của vấn đề nào? Thông qua các bức ảnh em hãy rút ra các đặc điểm của vấn đề đang được nhắc đến? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3. HS suy nghỉ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời. - Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nguồn lao động 1. Mục tiêu: Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 17.1 sgk và hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi sau: Nêu những đặc điểm về số lượng, chất lượng nguồn lao động nước ta? - HS dựa vào kiến thức SGK, bảng 17.1 sgk và hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi. - GV chuẩn kiến thức. 1. Nguồn lao động: Đặc điểm lao động nước ta: - Về số lượng: + Đông: 42,53 triệu người chiếm 51,2% dân số năm 2005. + Tăng nhanh: mỗi năm tăng thêm 1 triệu người. + Nguyên nhân: Dân số trẻ, gia tăng dân số còn cao. + Ý nghĩa: LLLĐ đông, thị trường tiêu thụ lớn, những vấn đề việc làm gay gắt. - Về chất lượng: + Ưu điểm • Cần cù, sáng tạo,có kinh nghiệm SX, ham học hỏi.. • Có khả năng tiếp thu, vận dụng nhanh KHKT (do học vấn ngày càng cao). + Hạn chế: Thiếu tác phong công nghiệp, lđ có trình độ chuyên môn tuy ngày càng tăng nhưng vẫn còn mỏng và phân bố chưa hợp lí… Hoạt động 2: Cơ cấu lao động: 1. Mục tiêu: - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Đọc và phân tích các bảng số liệu, nhận xét. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1 - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 2, bảng 17.2, 17.3, 17.4, Alat Địa lí Việt Nam trang 15, kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung sau: + Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế? + Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế? + Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn? - HS đọc SGK mục 2, bảng 17.2, 17.3, 17.4, Alat Địa lí Việt Nam trang 15, kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung. - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế + Nhóm 2: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: + Nhóm 3: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động. Bước 2: - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 2. Cơ cấu lao động: a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. - Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất vật chất: 73,5%; nhất là khu vực N-L-N nghiệp - Có sự thay đổi cơ cấu: giảm LĐ trong kv N-L-N nghiệp, tăng LĐ trong kv CN - XD và DV do kết quả của CNH-HĐH b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. - LĐ trong kv kinh tế trong nước chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm. - LĐ trong kv có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng do sự phát triển của nền kinh tế thị trường. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. - LĐ tập trung chủ yếu ở nông thôn: do trình độ thấp và yêu cầu công việc. - LĐ ở kv thành thị ngày càng tăng. - Ảnh hưởng: năng suất LĐ thấp, quỹ thời gian chưa hợp lí. Hoạt động 3: Cơ cấu lao động: 1. Mục tiêu: - Hiểu việc làm đang là vấn đề KT- XH lớn đặt ra với nước ta, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động, hướng giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân hãy thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau + Tại sao việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay? + Trình bày những phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta? - HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân hãy thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi. Bước 2: - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành và báo cáo sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm: - Việc làm là vấn đề cấp thiết ở nước ta vì: + Tỉ lệ thất nghiệp cao: 2,1% (nhất là ở thành thị 5,1%). + Tỉ lệ thiếu việc làm cao: 8,1% (năm 2005) => Do LLLĐ đông, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu ngành nghề, đào tạo… chưa hợp lí. - Các hướng giải quyết việc làm. (6 hướng SGK) 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: GV nêu yêu cầu trên máy chiếu, chọn 3 giám khảo Bước 2: Tiến hành cuộc thi – Ước mơ tôi, tương lai tôi Thể lệ: HS thuyết trình trong 1 phút Tiêu chí đánh giá: Thuyết trình tự tin; ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc; Nêu được mục tiêu và giải pháp cho bản thân mình ngắn gọn và cụ thể Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên hoặc cho xung phong Bước 4: HS trình bày. GV lưu ý là chỉ được trong 1 phút Bước 5: GV kết luận và liên hệ với vở kịch đầu tiên 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - HS thiết kế mục tiêu 5 năm của mình trên giấy A4, trang trí, hoàn thiện - HS nộp sản phẩm vào tiết sau - Tiêu chí: Bố cục rõ ràng, cân đối; Mục tiêu cụ thể, khả thi; Có hình vẽ, biểu tượng khoa học, trực quan. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Xem lại cách vẽ biểu đồ cột.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 17: Lao động và việc làm, giáo án chi tiết bài 17: Lao động và việc làm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 17: Lao động và việc làm, giáo án 5 bước bài 17: Lao động và việc làm, giáo án 5 hoạt động địa lý 12