Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Bài 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành thủy sản nước ta.
- Phân tích tình hình phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
- Hiểu và trình bày được vai trò, sự phân bố của ngành lâm nghiệp.
2. Kĩ năng
- Phân tích bản đồ thủy sản, lâm nghiệp.
- Đọc, phân tích Atslat địa lí Việt Nam để xác định các khu vực sản xuất, khai thác lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.
3. Thái độ
- Biết quý trọng những sản phẩm của ngành nông nghiệp
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận thức theo quan điểm không gian.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng công cụ địa lí – bảng số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án; Bản đồ nông - lâm - thủy sản VN
- Các thông tin chuyên môn GV liên tục cập nhật tai website của Tổng cục thủy sản
2. Chuẩn bị của HS
- Vở ghi, SGK, Atsltat Địa lí Việt Nam.
- Tính cơ cấu sản lượng thủy sản cho bảng 24.1 và rút ra nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: cá nhân HS xem tranh ảnh về hoạt động khai thác , chế biến lâm thủy sản và lâm sản của nước ta, kết hợp với kiến thức đã được học ở chương trình Địa lí lớp 9 và bài 14 Địa lí 12 hãy cho biết
+ Tại sao người xưa lại có câu:“rừng vàng, biển bạc“
+ Hiện nay rừng và biển của nước ta có đang khai thác hiệu quả không?
+ Theo em câu nói đó hiện nay còn đúng không? Vì sao?
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cặp.
- Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và bổ sung cho nhau. GV gọi HS lần lượt trình bày, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học.
- Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành thủy sản
1. Mục tiêu
- Phân tích được các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản.
- Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản.
- Phân tích bảng 24.1 trong SGK.
- Phân tích bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/cặp đôi.
4. Phương tiện dạy học:
- SGK, bảng 24.1, 24.2.
- Bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20, phiếu học tập, bảng số liệu 24.1 và kiến thức đã học thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung sau
+ Nhóm 1, 2: Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản.
Điều kiện phát triển
Thuận lợi Khó khăn
+ Nhóm 3, 4: Tình hình phát triển, phân bố.
- HS dựa vào kiến thức SGK, bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20, phiếu học tập, bảng số liệu 24.1 và kiến thức đã học thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ để có kết quả thảo luận, cá nhân HS phải nghiên cứu SGK và đọc bản đồ/ Atlát, phân tích bảng số liệu, dự kiến các nội dung điền vào phiếu học tập và trao đổi với bạn cùng cặp.
*Bước 3.Nhóm thống nhất kết quả và báo cáo với GV hoặc báo cáo trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
*Bước 4. GV quan sát, trợ giúp các nhóm và đánh giá quá trình hoạt động của HS. Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Dựa vào nội dung vừa hoàn thiện ở trên và hiểu biết các nhân hãy cho biết
+ Tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây và ý nghĩa của nó?
+ HS khai thác bảng số liệu 24.2, cho biết ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng nuôi cá tôm lớn nhất nước ta?
- HS dựa vào nội dung vừa hoàn thành để trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 1. Ngành thủy sản
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
- Thuận lợi:
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (nguồn thủy sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm)
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản, cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị ngày càng tốt hơn.
+ Thị trường được mở rộng trong nước và xuất khẩu.
+ Nhiều chính sách quan tâm đến thủy sản.
- Khó khăn:
+ Bão, gió mùa Đông Bắc.
+ Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
- Tình hình chung:
+ Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 3,4 triệu tấn.
+ Bình quân đầu người hiện đạt 42kg/năm.
+ Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị sản lượng.
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng khai thác liên tục tăng.
+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều.
Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
+ Ý nghĩa:
Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
+ Hoạt động nuôi trồng thủy sản:
Tôm: ĐB.SCL, DH NTB, ĐNB.
Cá nước ngọt: ĐB.SCL và ĐBSH.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp
1. Mục tiêu
- Biết được vai trò của ngành lâm nghiệp và các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp nước ta.
- Phân tích bản đồ nông – lâm – thủy - sản.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi/lớp.
4. Phương tiện dạy học:.
- SGK.
- Bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20
5. Tiễn trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, Bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20 thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với từng mục như sau
+ Ý nghĩa về mặt KT và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp?
GV chia lớp thành 2 nhóm chơi trò chơi”Ai nhanh hơn” lần lượt lên ghi các vai trò về kinh tế và sinh thái của rừng, nhóm nào ghi nhiều hơn nhóm đó dành chiến thắng
+ Trình bày sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- HS dựa vào kiến thức SGK, Bản đồ nông – lâm – thủy - sản, Atlat Việt Nam trang 20 thực hiện các nhiệm vụ
*Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ để có kết quả thảo luận, cá nhân HS phải nghiên cứu SGK và đọc bản đồ/ Atlát, phân tích bảng số liệu, dự kiến các nội dung điền vào phiếu học tập và trao đổi với bạn cùng cặp.
*Bước 3.Nhóm thống nhất kết quả và báo cáo với GV hoặc báo cáo trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
*Bước 4. GV quan sát, trợ giúp các nhóm và đánh giá quá trình hoạt động của HS. Giáo viên chuẩn kiến thức. 2. Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
- Kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN.
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
- Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (HS tự đọc)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: Gv cho hs cả lớp lần lượt viết một câu ghi lại đặc điểm phát trát triển ngành thủy sản (không trùng nhau) theo bảng chuẩn kiến thức hở hoạt động 1 ra giấy nhớ hoặc giấy nháp. Cử 2 Hs quản trò làm thư ký phổ biến luật chơi.Gv làm trọng tài.
- Bước 2:
+ Thu lại giấy bước 1 đảo và phát ngẫu nhiên cho mỗi bạn một câu “ong thợ”.
+ Chia lớp thành 2 đội , HS tự ghi số đội vào tờ giấy mình cầm.
+ HS quản trò “bí mật” cử 5 hs cầm giấy ghi 5 đặc điểm lớn đóng vai “ong chúa” Trong thời gian 2 phút, bầy ong di chuyển loạn xạ, tìm “ong chúa”.
+ Yêu cầu mỗi “ong thợ ” phải mang đúng thông tin mình có, tìm ghép vào đặc điểm “ong chúa” đang cầm.
- Bước 3: Sau đó Hs quản trò cùng các bạn tính điểm xem đội nào ghép được đúng, nhiều, nhanh nhất.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV hướng dẫn hs về nhà tự nghiên cứu phần lâm nghiệp ( Phần a và c, bỏ phần b).
Gợi ý:
+ Vai trò kinh tế - thu nhập từ việc khai thác và bảo vệ rừng.
+ Vai trò sinh thái – ý nghĩa với môi trường và sinh vật
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Hãy tìm các thông tin liên quan đến vụ xả nước thải của công ty Formosa làm cá của 3 tỉnh miền Trung chết trắng.
- Tìm các số liệu thống kê về hiện trạng rừng ở Gia Lai.