Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Bài 32. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Phân tích điều kiện các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.
- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.
2. Kĩ năng
- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
3. Thái độ
- Tăng tình yêu quê hương đất nước, thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có ý thức bảo vệ môi trường vùng núi thông qua các hành động cụ thể.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, hình ảnh,...
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ địa lí tự nhiên, hành chính Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam
- Tranh ảnh các nét đặc trưng của vùng.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat địa lí Việt Nam
- SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số trang ảnh về cảnh quan tự nhiên, các dân tộc ít người, các cơ sở công nghiệp (nếu có) của vùng TDMNBB. Yêu cầu HS dự đoán đây là vùng kinh tế nào? Từ đó rút ra các đặc điểm nổi bật gì về tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3. HS suy nghỉ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời.
- Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát vùng
1. Mục tiêu
- Phân tích được ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng.
- Hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp..
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học:
- SGK, Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV yêu cầu HS hãy dựa vào bản đồ các vùng kinh tế kết hợp Atlat trả lời các câu hỏi sau:
+ Xác định vị trí tiếp giáp và phạm vi lãnh thổ của vùng?
+ Nêu ý nghĩa?
+ Xác định vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
+ Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bậc của vùng?
+ ĐK KT- XH của vùng có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển KT - XH của vùng?
+ Việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội như thế nào?
- HS Suy nghĩ trả lời.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hòa các ngành kinh tế.
- Hoàn thiện kiến thức. 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Quy mô, vị trí
- Gồm 15 tỉnh.
- Diện Tích:101.000Km2 = 30,5% DT cả nước.
- Dân Số: >12 triệu (2006) = 14,2% DS cả nước.
- Tiếp giáp:
+ Bắc: Trung Quốc
+ Tây: Lào
+ Đông: Biển
+ Đông Nam, Nam: đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
-> VTĐL thuận lợi + GTVT đang được đầu tư -> thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
2. Thế mạnh
- TNTN đa dạng -> có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế.
- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
- Nền nông nghiệp nhiệt đới có các sản phẩm cận nhiệt và ôn đới.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
3. Hạn chế
- Thưa dân, nhiều dân tộc ít người, thiếu lao động, nhất lao động lành nghề
- Tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư.
- CSVCKT có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khai thác thế mạnh trong các hoạt động kinh tế
1. Mục tiêu
- Hiểu và trình bày thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng một số vấn đề đặc ra và biện pháp phục vụ.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp.
4. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Tìm hiểu khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện?
+ Thế mạnh đó thể hiện thế nào ở hai tiểu vùng của vùng?
- Trao đổi với bạn bên cạnh trả lời.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi.
- Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc trong 5’
Phát phiếu học tập.
Chăn nuôi gia súc
Điều kiện phát triển Thực trạng
à phân bố
Biện pháp:
Trồng trọt
Điều kiện phát triển Thực trạng và phân bố
Biện pháp:
+ Nhóm 1,3,5: Tìm hiểu thế mạnh về trồng trọt.
+ Nhóm 2,4,6: Tìm hiểu thế mạnh về chăn nuôi.
- Trao đổi, thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Tìm hiểu thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy cho biết vùng có những điều kiện nào để phát triển chăn nuôi?
+ Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của vùng hiện nay như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* Tìm hiểu thế mạnh về kinh tế biển.
- Bước 1: GV yêu cầu HS hãy dựa vào kiến thức sgk và vốn hiểu biết:
+ Nêu các thế mạnh về kinh tế biển của vùng và ý nghĩa của nó?
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. (Thông tin phản hồi ở bảng bên dưới)
Thông tin phản hồi
II. CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ
1.Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Giàu khoáng sản. (Than sắt thiếc, chì kẽm, đồng, apatit, đá vôi và sắt).
+ Trữ năng thủy điện, nhiệt điện lớn nhất nước. (Hệ thống Sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng thủy điện cả nước, 11triệu Kw, sông Đà 6 triệu kw).
- Khó khăn:
+ Khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
+ Một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
b. Tình hình phát triển
- Khai thác than: tập trung Quảng Ninh, sản lượng > 30 triệu tấn/ năm. Dùng cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.
- Khoáng sản kim loại:
+ Tây Bắc: có một số mỏ khá lớn như quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm,…
+ Đông Bắc: có nhiều loại khoáng sản. Mỗi năm sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc.
- Khoáng sản phi kim loại: Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn để sản xuất phân lân.
- Nguồn thủy năng đang được khai thác:
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Thác Bà trên sông Chảy; Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà,…
+ Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ được xây dựng trên các phụ lưu các sông.
-> Cơ cấu công nghiệp đa dạng.
- Cần chú ý đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
2. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
a. Điều kiện phát triển:
* Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên
+ Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa ở dọc các thung lũng sông.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Địa hình cao.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.
+ Có các cơ sở CN chế biến
+ Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…
-> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
* Khó khăn:
- Địa hình hiểm trở.
- Rét, sương muối.
-Thiếu nước về mùa đông.
- Cơ sở chế biến.
- GTVT chưa thật hoàn thiện
b. Tình hình phát triển:
- Khả năng mở rộng diện tích và năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn.
- Chè có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Tập trung Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái,...
- Các cây thuốc quý: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả,...
- Cây ăn quả: Mận, đào, lê,...
- Rau ôn đới, sản xuất hạt giống rau, hoa xuất khẩu hoa ở Sa Pa.
c. Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.
3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
a. Điều kiện phát triển:
- Nhiều đồng cỏ.
- Nhu cầu lương thực cơ bản được đảm bào, lượng hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi tăng lên, nhất là nuôi lợn.
*Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.
b. Tình hình phát triển và phân bố:
- Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc Châu.
- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước, đàn bò chiếm 16% cả nước.
- Đàn lợn tăng nhanh, tổng đàn lợn chiếm 21% cả nước.
4. Kinh tế biển
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản:
+ Có ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng, nhiều bãi triều, vũng vịnh thuận lợi đánh bắt nuôi trồng.
+ Ngành thủy sản phát triển mạnh, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng.
- Du lịch biển: có nhiều điều kiện thuận lợi. Ngành du lịch phát triển mạnh với trung tâm du lịch vịnh Hạ Long.
- GTVT biển: Có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. Ngành GTVT phát triển mạnh, cảng Cái Lân được xây dựng và nâng cấp.
- Khoáng sản: có mỏ cát trắng làm thủy tinh ở Vân Hải, hiện nay đang được khai thác.
* Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Nêu vấn đề: Nếu là bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các em sẽ làm như thế nào để có thể nâng cao đời sống đồng bào của vùng ? (Nếu HS ở miền núi thì liên hệ địa phương luôn)
- HS suy nghĩ cá nhân trong 2 phút, phân tích 1 giải pháp mà cho là quan trọng nhất theo cấu trúc:
+ Tên giải pháp
+ Lí do 1 (căn cứ)
+ Lí do 2 (căn cứ)
+ Lí do … (căn cứ)
- GV gọi ngẫu nhiên HS chia sẻ, GV ghi nhanh trên bảng, yêu cầu giải pháp không trùng nhau
- GV chọn 1 giải pháp khả thi nhất, yêu cầu trình bày. Các HS khác lắng nghe, phản biện
- GV cùng HS làm rõ vấn đề, khen ngợi các HS
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
- Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu về ĐBSH: sưu tầm một số câu thơ, bài hát về ĐBSH.