Giáo án địa lý 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông. - Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam. 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền. - Liên hệ thực tế địa phương (nếu có giáp biển) về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai. 3. Thái độ - Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. + Năng lực sử dụng bản đồ. + Năng lực sử dụng số liệu thống kê. + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á, Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Atlat Địa lí Việt Nam. - Các tư liệu về địa hình, rừng ngập mặn, thiên tai, bão lụt ở những vùng ven biển. 2. Chuẩn bị của HS - SGK, Atlat Địa lí Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời nhanh. - Biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? - Vùng biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào? - Có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển? - Kể tên 3 huyện đảo? - Hòn đảo nào nổi tiếng với đặc sản là tỏi? - Yến sào nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào? - Tỉnh nào tiêu biểu nhất cho hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta? - Vùng biển nước ta có mấy bộ phận? Bước 2: HS trả lời câu hỏi. Bước 3: Từ đó, GV dẫn dắt vào bài mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Khái quát về biển Đông. 1. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm cơ bản của biển Đông - Đọc BĐ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, bản đồ tự nhiên Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Atlat Địa lí Việt Nam 5. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của gv và hs nội dung - GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Yêu cầu HS xác định vị trí của biển đông trên bản đồ. - HS xác định vị trí của biển đông trên bản đồ. - GV chuẩn cách chỉ bản đồ. - GV yêu cầu HS đọc sgk kết hợp với hiểu biết cá nhân hãy nêu những nét khái quát về biển Đông. - HS đọc sgk kết hợp với hiểu biết cá nhân hãy nêu những nét khái quát về biển Đông. - GV chuẩn kiến thức - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu các ảnh hưởng của yếu tố hải văn ở biển Đông đến thiên nhiên nước ta? (Gợi ý: + Nhiệt độ nước biển, độ muối, sóng, thủy triều, hải lưu) - GV chuẩn kiến thức + Nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 23°C và biến động theo mùa. + Độ măn trung bình khoảng 32- 33‰, tăng giảm theo mùa. + Sóng mạnh vào thời kì đầu có gió mùa Đông Bắc. + Trong năm, thủy triều biến động theo 2 mùa lũ, cạn. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất vào đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. + Hải lưu có hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa và mang tính chất khép kín. - Biển giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. 1. Khái quát về biển Đông: - Là vùng biển rộng (3.447 triệu km2), trong đó vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta khoảng 1 triệu km2. - Chiều dài của Biển Đông khoảng 1900 hải lí, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí; là biển lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương - Là biển tương đối kín. - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Giàu tài nguyên khoáng sản. Hoạt động 2: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam 1. Mục tiêu: - Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ở các đặc điểm khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai - Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật… 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, kĩ thuật khăn trải bàn. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bản đồ tự nhiên Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Atlat Địa lí Việt Nam 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 2: Nhóm (20 phút) - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 2.a.b.c.d, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lý Việt Nam, hình 8.1. Vùng biển Việt Nam trong Biển Đông trang 37 SGK để trả lời các câu hỏi: * Khí hậu và thiên tai: - Hãy nêu tác động của Biển Đông tới khí hậu nước ta.Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ? - Trình bày các biểu hiện thiên tai ở các vùng biển nước ta và cách khắc phục. * Địa hình và các hệ sinh thái ven biển: - Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta. Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hoà), Cam Ranh. - Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta? * Tài nguyên thiên nhiên: - Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta. - Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta? Rừng ngập mặn ven biển nước ta phát triển nhất ở đâu? - HS: Nghiên cứu SGK, Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam dựa vào kiến thức hiểu biết của mỗi cá nhân hoàn thành tất cả các câu hỏi. Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 6 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1,4: báo cáo mục khí hậu và thiên tai + Nhóm 2,5: báo cáo mục địa hình và các hệ sinh thái ven biển. + Nhóm 3,6: báo cáo mục tài nguyên thiên nhiên. - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.(theo kĩ thuật khăn trải bàn) - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức. + Vịnh Hạ Long: TP Hạ Long – tỉnh QN. + Đà Nẵng: + Xuân Đài: tỉnh Phú Yên. + Vân Phong, Cam Ranh: Khánh Hòa. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam: a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. - Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối không khí > 80%. - Mang lại lượng mưa lớn. - Gió thổi từ biển vào làm giảm tính chất lục địa ở các vùng phía Tây. - Làm biến tính các khối khí khi qua biển vào nước ta. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển. - Các dạng địa địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ…. có nhiều giá trị về kt biển ( xây dựng cảng biển, du lịch…). - Giới sinh vật đa dạng và giàu có: rừng ngập mặn, san hô,….. c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển. - TN khoáng sản: trữ lượng lớn và giá trị nhất là giàu khí.Ngoài ra có: cát, muối…. - TN hải sản: SV giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ. => Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kt của nước ta hiện nay. d. Thiên tai. - Bão: TB có 9-10 cơn. - Sạt lở bờ biển. - Cát bay, cát chảy….. => Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển nước ta. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV đưa ra chủ đề, học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến. Chủ đề: Kể lại trải nghiệm của em về một vùng biển của nước ta mà em đã được khám phá; nếu đến nhiều vùng biển khác nhau, hãy nhận xét, so sánh đặc điểm của các vùng biển đó. - Bước 2: HS xung phong trả lời nhanh. - Bước 3: GV nhận xét, tổng kết bài. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, liên hệ với thực tế ở tại địa phương, hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của bão đến sản xuất và đời sống. Hướng dẫn trả lời: - Nâng cao năng lực dự báo về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. - Thông báo cho các tàu thuyền đi trên biển phải gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão, neo đậu vào vùng an toàn hoặc trở về đất liền. - Vùng bờ biển cần xây dựng và củng cố công trình đê biển, trồng đước đối với vùng ngập mặn, trồng phi lao đối với vùng đất cát khô hạn. - Cần khẩn trương sơ tán dân ở vùng có bão lớn, đưa dân đến vùng an toàn để tránh bão. - Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi. - Huy động nhiều lực lượng tham gia phòng chống bão (công an, bộ đội, dân phòng…), bố trí lực lượng ứng trực, phòng chống bão. - Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. - Sử dụng các phương tiện sẵn có ở địa phương như tre, bao cát… để dằn lên mái nhà. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu tính gió mùa trong đặc điểm khí hậu của Việt Nam.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, giáo án chi tiết bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, giáo án 5 bước bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, giáo án 5 hoạt động địa lý 12