Giáo án địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được những đặc trưng khái quát của vùng so với cả nước. - Phân tích được những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Trình bày được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thực trạng và phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng. 2. Kĩ năng - Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sưu tầm và xử lí các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề kinh tế - xã hội của một vùng. - Phân tích số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. 3. Thái độ - Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo… - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng Atlat, bản đồ, tranh ảnh… II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Xây dựng kế hoạch dạy học, bài học trên powerpoint - Các phiếu học tập được sử dụng, bảng phụ. - Bản đồ Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam, các video, hình ảnh có liên quan đến bài học. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi bài, Atlat Địa lí Việt Nam. - Xem trước nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về Đông Nam Bộ thông qua việc cho HS quan sát một số hình ảnh đặc trưng như: Chợ Bến Thành, khai thác dầu khí, các khu công nghiệp… - Bước 2: GV dẫn dắt vào bài: Là vùng kinh tế có diện tích nhỏ so với các vùng khác, dân số thuộc loại trung bình nhưng ĐNB dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Là nơi qui tụ lớn kĩ thuật, lao động và có cơ sở hạ tầng rất phát triển, vì vậy ĐNB có lợi thế để phát triển lãnh thổ theo chiều sâu, vậy vùng đã phát triển như thế nào? 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1: Tìm hiểu những nét khái quát về vùng Đông Nam Bộ 1. Mục tiêu Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng 39, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Yêu cầu HS quan sát bản đồ và nội dung SGK trả lời các câu hỏi: + H: Kể tên các tỉnh, TP của ĐNB, so sánh diện tích của ĐNB với các vùng đã học? + H: Nêu nhận xét về một số chỉ số của ĐNB so với các vùng khác, cả nước. + HS lên bảng dựa vào bản đồ trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung - Bước 2: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 1. Khái quát chung: - Gồm 5 tỉnh và TP.HCM. - Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km2, (7,1% cả nước). - Dân số thuộc loại trung bình (12 triệu người, 2006). - Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên hải NTB, Biển Đông, Campuchia. - Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu. - Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng. HĐ2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng 1. Mục tiêu Phân tích được các thế mạnh nổi bật và những hạn chế đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận theo cặp đôi. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp đôi/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thiện phiếu học tập. -Làm việc theo cặp và hoàn thành nội dung phiếu học tập. - Bước 2: Quan sát, hướng dẫn HS. - 1 HS đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Nhận xét, chuẩn kiến thức. Bảng Thế mạnh Hạn chế Vị trí địa lí Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến. Điều kiện tự nhiên và TNTN - Đất đai: Đất badan chiếm 40% diện tích của vùng, đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt. - Khí hậu: Cận xích đạo  hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn - Thủy sản: Gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú  phát triển ngư nghiệp - Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. - Khoáng sản: Dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh  thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng. - Sông: Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn. - Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt. - Diện tích rừng tự nhiên ít. - Ít chủng loại khoáng sản. Kinh tế – xã hội - Nguồn lao động: Có chuyên môn cao - Cơ sở vật chất kĩ thuật: Có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. - Cơ sơ hạ tầng: Thông tin liên lạc và mạng lưới GT phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không. HĐ3: Tìm hiểu vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu 1. Mục tiêu - Chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ. - Giải thích được sự cần thiết khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm/lớp. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 39, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV đặt câu hỏi: Thế nào là phát triển lãnh thổ theo chiều sâu? - HS các nhóm trao đổi, thảo luận. Bước 2: GV chia lớp thành 8 nhóm và chia nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về khai thác chiều sâu trong công nghiệp. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về khai thác chiều sâu trong nông – lâm nghiệp + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về khai thác chiều sâu trong dịch vụ + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Quan sát, hướng dẫn, tổ chức cho các nhóm thảo luận. Bước 4: Nhận xét phần trình bày của HS và kết luận. -Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là huy động vốn, khoa học – công nghệ, khai thác tốt nguyên liệu tự nhiên, kinh tế xã hội, đồng thời giải quyết tốt vấn đề môi trường. 2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: a. Trong công nghiệp - Có gía trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước. - Có các nghành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, tin hoc, hóa chất,… - Có quy mô công nghiệp lớn, rất lớn. - Tăng cường, cải thiện, phát triển nguồn năng lượng. - Xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện, sử dụng đường dây cao áp, sử dụng điện quốc gia,.. - Nâng cao cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. - Mở rộng hợp tác đầu tư về vốn. - Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng, đặc biệt là ngành công nghệ cao. - Chú ý tới vấn đề môi trường, tránh ảnh hưởng đến ngành du lịch. b. Trong khu vực dịch vụ Tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chú trọng đến hệ thống ngân hàng, tín dụng,.. c. Trong nông, lâm nghiệp - Nông nghiệp: vấn đề về thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng. - Lâm nghiệp: có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, cân bằng gen, cân bằng sinh thái trong điều kiện phát triển công nghiệp. d. Phát triển tổng hợp kinh tế biển - Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và GTVT. - Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, … - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển. - Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu. - Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1. Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách, đặc biệt là A. xây dựng cơ sở hạ tầng. B. tăng cường cơ sở năng lượng. C. thu hút lao động có kĩ thuật. D. đào tạo công nhân lành nghề. Hướng dẫn trả lời: B Câu 2. Đối với vấn đề khai thác lãnh thổ chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ, vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là A. thủy lợi. B. lao động có trình độ kĩ thuật. C. cải tạo đất. D. Thị trường tiêu thụ Hướng dẫn trả lời: A 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Cho bảng số liệu Diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 1985 – 2005 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 482,7 Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 306,4 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của ĐNB so với cả nước giai đoạn 1985 – 2005. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Hoàn thiện các câu hỏi và bài tập trang 182/SGK. - Đọc và xem trước bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, giáo án chi tiết bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, giáo án 5 bước bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, giáo án 5 hoạt động địa lý 12