Giáo án địa lý 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích được sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta trong thời kì đổi mới. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, Atlat , bảng số liệu để trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta - Tính được tỉ trọng các ngành sản xuất dựa vào bảng số liệu và nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất. 3. Thái độ - Học sinh thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực và những thành tựu do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng đắn mang lại. - HS nỗ lực học tập để đáp ứng xu thế giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước hiện nay và trong tương lai. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực học tập tại thực địa: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng số liệu thống kê + Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - SGK, sách giáo viên, giáo án - Máy tính, máy chiếu - Át lát địa lý Việt Nam. - Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ tư duy. 2. Chuẩn bị của HS - Atlat Địa lí Việt Nam... - SGK, vở ghi. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: + GV chia lớp thành 8 nhóm + Cho HS xem đoạn Video “Kinh tế VN trước và sau đổi mới”, thảo luận, trong khi Xem Video các cá nhân của nhóm ghi chép nhanh các thông tin xuất hiện trong đoạn Video. trả lời câu hỏi: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến ra sao so với thời kì trước đổi mới ? Sự chuyển biến đó được thể hiện ở những lĩnh vực nào ? Link https://www.youtube.com/watch?v=bMZVKKIalvk&t=3s + Thảo luận nhóm, mỗi nhóm chọn 3 điều quan trọng nhất - Bước 2: Đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) - Bước 3: Đại diện mỗi nhóm trình bày 3 điều nhóm đã chọn. - Bước 4: GV kết luận và vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đặc điểm 1. Mục tiêu: - Trình bày giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta. - Phân tích so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ. - Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, Alat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu khái niệm đô thị hóa? - HS dựa vào kiến thức đã học trình bày khái niệm - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 1, bảng 18.1, 18.2, Alat Địa lí Việt Nam trang 15, kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung sau: + Qúa trình đô thị hóa nước ta còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp: Tóm tắt quá trình phát triển đô thị hóa ở VN? + Tỉ lệ dân thành thị tăng: Nhận xét về sự thay đổi số dân TT và tỉ lệ dân TT trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005? + Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân TT các vùng trong nước, năm 2006? - HS đọc SGK mục 1, bảng 18.1, 18.2, Alat Địa lí Việt Nam trang 15, kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung. Bước 2 - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Tóm tắt quá trình phát triển đô thị hóa ở VN? + Nhóm 2: Nhận xét về sự thay đổi số dân TT và tỉ lệ dân TT trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005? + Nhóm 3: Nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân TT các vùng trong nước, năm 2006? - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động. Bước 3: - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1. Đặc điểm: * Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kt-xh, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các tp lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. a. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. - Đô thị hóa (ĐTH) diễn ra chậm chạp: mặc dù xuất hiện đô thị từ rất sớm (Thế kỉ III TCN đã có đô thị dầu tiên - Thành Cổ Loa) nhưng đến nay đô thị ở nước ta vẫn: ít về số lượng (chỉ chiếm 26,9%). - Trình độ ĐTH thấp: xuống cấp về cơ sở vật chất đô thị, đa số đô thị nhỏ, đời sống dân cư còn thấp. - Quá trình ĐTH không giống nhau giữa các thời kì và giữa hai miền Bắc - Nam. b. Tỉ lệ dân thành thị. - Số dân và tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ lệ còn nhỏ trong tổng dân số nhưng đang có xu hướng tăng. - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với thế giới. - Nguyên nhân: Do kết quả của quá trình CNH - HĐH; di cư vào các thành phố; mở rộng địa giới thành phố, thị xã... c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. - Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: Vùng có nhiều đô thị lớn nhất là: TDMN Bắc Bộ gấp hơn 3 lần vùng có số đô thị ít nhất Đông Nam Bộ. - Số dân thành thị/đô thị cao nhất là ĐNB, thấp nhất TDMN Bắc Bộ chứng tỏ sức hấp dẫn và trình độ ĐTH ở ĐNB cao hơn. - Số lượng thành phố còn ít so với số lượng đô thị, đa số là các đô thị nhỏ. Hoạt động 2: Mạng lưới đô thị 1. Mục tiêu: Biết cách phân loại mạng lưới đô thị của nước ta 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, Alat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS dựa vào Atlat Việt Nam trang 15 và kiến thức SGK, hãy cho biết có những cách nào để phân chia đô thị? Xác định 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt trong átlát địa lí VN. - HS dựa vào Atlat Việt Nam trang 15 và kiến thức SGK để trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 2. Mạng lưới đô thị: - Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu trí cơ bản: số dân, chức năng, mật độ ds, tỉ lệ dân phi NN… - Đến năm 2008, nước ta có 5 TP trực thuộc Trung ương: HN, HP,ĐN,TP.HCM,CT, 2 đô thị đặc biệt: HN, TP HCM. Hoạt động 3: Mạng lưới đô thị 1. Mục tiêu: Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển KT- XH. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, Alat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp hiểu biết cá nhân thảo luận trả lời câu hỏi sau: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kt-xh như thế nào? - GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT - XH: - Tích cực: + Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường sức hấp dẫn các nhà đầu tư. + Giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống. - Tiêu cực: + Môi trường bị ô nhiễm. + Việc quản lí an ninh, trật tự xã hội phức tạp. + Sự phân hóa giầu nghèo sâu sắc. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1.GV hướng dẫn sơ lược cách thức chơi, cho HS quay vòng xoay may mắn chọn phần quà, sau đó chọn ô câu hỏi. - Bước 2. GV tiến hành các thao tác cho câu hỏi xuất hiện để HS trả lời đúng GV khích lệ, khen thưởng HS. Câu 1. Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. khu vực kinh tế Nhà nước có tỉ trọng cao nhất. B. khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng thấp nhất. C. giảm nhanh tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. tăng nhanh tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2. Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 3. Hướng phát triển không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là A. hình thành các vùng KTTĐ. B. phát triển hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. C. phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào. D. hình thành các vùng chuyên canh. Câu 4. Cho bảng số liệu CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 (Đơn vị: %) Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 2001 100,00 23,34 38,13 38,63 2010 100,00 20,30 41,10 38,60 2015 100,00 17,0 33,25 39,73 2016 100,00 16,32 32,72 40,93 Nguồn: Tổng cục thống kê Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2001 - 2016, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ? A. Tròn. B. Đường. C. Kết hợp . D. Miền. Câu 5. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến khu vực công nghiệp - xây dựng ở nước ta có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nhanh nhất trong nền kinh tế là A. xu hướng chuyển dịch của thế giới và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. B. đường lối chính sách, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và xu thế phát triển kinh tế thế giới. C. nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào. D. đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật hiện đại trong sản xuất. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Học sinh về nhà hoàn thành sơ đồ tư duy hoàn chỉnh vào vở ghi bài 2. Làm bài tập 1, 2 SGK trang 86 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG 1. Tìm hiểu thực tế sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. 2. Chuẩn bị Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo án chi tiết bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo án 5 bước bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo án 5 hoạt động địa lý 12