Giáo án địa lý 12 bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 3. THỰC HÀNH – VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vẽ được lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). - Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng. 2. Kĩ năng - Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí. 3. Thái độ - Thêm tin yêu đất nước, các vùng miền của Việt nam ta. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng bản đồ. + Năng lực vẽ, xác định kích thước, tỉ lệ bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ Việt Nam phóng to trên giấy A1 (hình 3). - Phiếu bốc thăm (cho phương án khởi động 2). 2. Chuẩn bị của HS - Giấy A4, bút chì, thước kẻ, atlat Địa lí VN. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức môn mĩ thuật lớp 8 về phóng to tranh ảnh và kiến thức bản thân về các phép chiếu trong bản đồ và cách xác định phương hướng trên bản đồ để trả lời các câu hỏi sau:Có những cách nào để phóng to tranh ảnh? Trong bản đồ địa lí để xác định vị trí của 1 quốc gia dựa vào những yếu tố nào? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3. HS suy nghĩ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời. - Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Vẽ lược đồ: * Mục tiêu: Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. * Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. * Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. * Phương tiện dạy học: SGK, hình mẫu. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV hướng dẫn học sinh vẽ khung ô vuông. - GV: HD học sinh xác định điểm và đường khống chế trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to. - HS vẽ trên giấy A4 Bước 2: - GV hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển tạo thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam. - HS kết hợp hình 3 (Sgk 19) tự xác định điểm và đường khống chế, nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam. + Đ1: Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến Lào Cai + Đ2: Từ Lào Cai đến Lũng Cú + Đ3: Từ Lũng Cú đến Móng Cái + Đ4: Từ Móng Cái đến phía Nam ĐBSH + Đ5: Từ phía Nam ĐBSH đến phía Nam Hoành Sơn + Đ6: Từ Nam Hoành Sơn đến NTB + Đ7: Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau + Đ8: Từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá, Hà Tiên + Đ9: Biên giới giữa ĐB Nam Bộ và Campuchia + Đ10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào + Đ11: Biên giới từ Thừa Thiên Huế đến cực Tây Nghệ An và Lào + Đ12: Biên giới phía Tây của Nghệ An, Thanh Hóa với Lào + Đ13: phần còn lại của biên giới phía Nam Sơn La, Tây ĐB với Lào. Bước 3: - HS điền vào khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam 2 QĐ Trường Sa và Hoàng Sa. - HS: Vẽ theo hướng dẫn. - GV: Quan sát, sửa sai. - GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu tượng trưng cho đảo san hô để thể hiện QĐ Trường Sa và Hoàng Sa - GV: Chỉ trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to, HD h/s vẽ các sông chính của Việt Nam - Bắc Bộ: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình - Bắc Trung Bộ: sông Mã – Chu, Sông Cả - Nam Bộ: sông Đồng Nai, sông Cửu Long Bước 4: - HS điền vào khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam 2 QĐ Trường Sa và Hoàng Sa. - HS: Vẽ theo hướng dẫn. I. Vẽ lược đồ: 1. Vẽ khung ô vuông. - Gồm 40 ô vuông (5 x 8) mỗi chiều tương ứng 2¬0 kinh tuyến và 2¬0 vĩ tuyến. - Lưới ô vuông thể hiện lưới kinh – vĩ tuyến từ 1020 Đ- 1120Đ và từ 80B đến 240B - Đánh số thứ tự: + Hàng ngang: từ trái – phải: từ A – E + Hàng dọc: từ trên – xuống: từ 1 – 8 2. Vẽ khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam. 3. Vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam 4. Vẽ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: - Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng (ô E4) - Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (ô E8) 5. Vẽ sông chính: Hoạt động 2: Điền địa danh quan trọng lên lược đồ * Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí VN và một số địa danh quan trọng * Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. * Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. * Phương tiện dạy học: SGK, hình mẫu. * Tiến trình hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: Cặp. (5 phút) - GV yêu cầu HS xác định và điền lên lược đồ Việt Nam các địa danh quan trọng. - GV chỉ bản đồ và gọi vài HS kiểm tra, sửa sai. - HS tự xác định và điền lên lược đồ. II. Điền địa danh quan trọng lên lược đồ: - Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh - Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. - Đảo Phú Quốc, Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV yêu cầu HS vẽ hoàn chính lãnh thổ Việt Nam. + Vẽ bộ khung lãnh thổ Việt Nam. + Vẽ được hoàn chỉnh lãnh thổ Việt Nam bằng nét liền (xác định được đường biên giới trên biển và trên đất liền) + Xác định và điền được tên sông, các thành phố lớn, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Dựa vào Atlat xác định một số dãy và đỉnh núi lớn trên lược đồ đã vẽ. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG Câu 1: Để thể hiện đường biên giới trên đất liền, sử dụng kí hiệu nào sau đây? A. B. C. . D. Câu 2: Tên sông trên lược đồ được thể hiện theo cách nào sau đây? A. Viết theo hướng chảy. B. Viết ngược hướng chảy. C. Viết cắt qua sông. D. Viết trên thượng nguồn. Câu 3: Để thể phân biệt giữa đô thị trực thuộc TW và trực thuộc tỉnh cần viết tên theo cách nào sau đây? A. đô thị trực thuộc TW viết hoa và trực thuộc tỉnh viết thường. B. đô thị trực thuộc TW viết thường và trực thuộc tỉnh viết hoa. C. đô thị trực thuộc TW viết hoa tất cả các chữ cái và trực thuộc tỉnh viết hoa chữ cái đầu. D. đô thị trực thuộc TW viết hoa chữ cái đầu và trực thuộc tỉnh viết hoa tất cả các chữ cái. Câu 4. Dựa vào bảng vị trí, tọa độ và Alat Địa lí Việt Nam. Xác định các điểm cơ sở trên lược đồ Việt Nam đã hòa thành.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam, giáo án chi tiết bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam, giáo án 5 bước bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam, giáo án 5 hoạt động địa lý 12