Giáo án địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. Ý nghĩa. - Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long có những thế mạnh và hạn chế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. - Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước. 2. Kĩ năng - Sử dụng Bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của ĐBSCL, phân bố các loại đất chính của đồng bằng. - Điền và ghi tên đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên, Vĩnh Long. 3. Thái độ - Có nhận thức đúng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: + Năng lực học tập tại thực địa: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng số liệu thống kê + Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Bản đồ kinh tế vùng ĐNB và ĐBSCL - Atlat địa lí VN - Tranh ảnh, băng hình về vùng ĐBSCL 2. Chuẩn bị của HS - Atlat địa lí VN III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: GV học sinh lấy giấy ghi và cho HS xem clip về bài hát “Về miền Tây” link: https://www.youtube.com/watch?v=95WZ4na2VAQ Câu hỏi: Trong đoạn trích bài hát “Về miền Tây” 3. Chúng ta đi qua những địa danh nào? 4. Nói đến những đặc điểm nổi bật nào của Đồng bằng sông Cửu Long? - Bước 2: Học sinh xem clip và ghi các đáp án trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Hết thời gian bài hát giáo viên bốc thăm gọi 4 bạn học sinh bất kì lên bảng ghi đáp án trong thời gian 30 giây. “ Ai nhanh hơn” - Bước 4: HS có số đáp án đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ có điểm cộng. GV chuẩn xác vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (5 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: Khái quát vùng ĐBSCL (vị trí, các tỉnh, tp, dân số, diện tích) - Kĩ năng: sử dụng bản đồ, Atlat địa lí xác định vị trí, kể tên các tỉnh, thành, các trung tâm kinh tế.. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hoạt động cá nhân 3. Phương tiện Máy chiếu, Atlat 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam khái quát về ĐBSCL về diện tích, dân số so với cả nước. Sau đó GV đặt câu hỏi: ⮚ ĐBSCL gồm những tỉnh, thành phố nào? Kê tên. ⮚ Xác định các trung tâm kinh tế chính của vùng ĐBSCL. ⮚ Xác định vị trí địa lí của ĐBSCL. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với phát triển KT – XH của vùng. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. GV gọi ngẫu nhiên một số HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức. GV nói thêm: Ngoài bộ phận đất liền, ĐBSCL còn có các đảo xa bờ và quần đảo 1. Khái quát - ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố - Diện tích: 40.000 km2 (12% dt cả nước). - Dân số: hơn 17,4 triệu người (20,7% dân số cả nước) - Tiếp giáp: ĐNB, Campuchia, biển Đông - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA VÙNG (17 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của ĐBSCL. - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của vùng. - Liên hệ thực tế về hiện tượng BĐKH ảnh hưởng đến các tài nguyên tự nhiên ở đây. - Kĩ năng: Sử dụng Atlat địa lí VN, sơ đồ, hình ảnh xác định được vị trí phân bố các nhóm đất chính, các loại khoáng sản của vùng. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hoạt động nhóm 3. Phương tiện Máy chiếu, Atlat, sgk, phiếu câu hỏi, bảng phụ 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm hoặc 8 nhóm ( tùy vào sĩ số lớp) và phát phiếu câu hỏi thảo luận cho các nhóm Nhóm 1 - 5 : Thế mạnh và hạn chế của tài nguyên đất. Nhóm 2 - 6 : Thế mạnh và hạn chế của khí hậu. Nhóm 3 - 7 : Thế mạnh và hạn chế của sông ngòi. Nhóm 4 - 8 : Thế mạnh và hạn chế của tài nguyên sinh vật và khoáng sản. - Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn bè để hoàn thành phiếu học tập trong 3 phút. - Bước 3: HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc; các nhóm nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm, hỏi thêm một số câu hỏi, bổ sung và chuẩn kiến thức. ? Nguyên nhân giúp ĐBSCL trở thành vựa lúa lớn nhất nước? ? Liên hệ những khó khăn chính về tự nhiên mà ĐBSCL đang phải đối phó. 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu a) Thế mạnh + Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa. + Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở ĐTM, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. + Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan + Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể. - Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa hàng năm lớn thuận lợi cho trồng trọt. - Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt. • - Sinh vật: có diện tích rừng ngập mặn và rừng phèn lớn. Động vật có giá trị hơn cả là các loài cá, chim • Tài nguyên biển: phong phú - Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa. b) Hạn chế: ● - Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn đất mặn ● - Mùa khô kéo dài ● - Mùa lũ nước ngập trên diện rộng - Tài nguyên khoáng sản hạn chế trở ngại cho phát triển KT – XH. HOẠT ĐỘNG 3: SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐBSCL (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên, tình hình và các biện pháp để tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Hiểu được một số biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là cấp thiết. - Kĩ năng: Sử dụng Atlat địa lí VN nhận xét sự phân bố sản xuất lương thực của vùng, hình ảnh cải tạo tự nhiên và sử dụng hợp lí tự nhiên vùng ĐBSCL. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thuyết trình, phản biện 3. Phương tiện - Máy chiếu, Atlat, hình ảnh.. 4. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giáo viên đã chia lớp thành 2 nhóm lớn: Nhóm Sông Tiền và nhóm Sông Hậu và giao nhiệm vụ trước để các em học sinh chuẩn bị nội dung ở nhà để thuyết trình - Bước 2: GV bốc thăm HS ngẫu nhiên lên trình bày nội dung của nhóm, các thành viên khác có thể dơ tay bổ sung. Nhóm đối lập phản biện để tạo không khí sôi nổi. - Bước 3: GV đánh giá bài thuyết trình của các nhóm, đánh giá các câu hỏi phản biện và cách trả lời của nhóm được phản biện. Khen thưởng nhóm và cá nhân làm việc hiệu quả. - Bước 4: GV hỏi thêm một số câu hỏi, bổ sung và chuẩn kiến thức. Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL - Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô + Thau chua, rửa mặn trong mùa khô + Khai hoang mở rộng diện tích đất, kết hợp giữa việc cải tạo đất với việc sử dụng các giống mới. + Lai tạo các giống cây trồng mới thích hợp với đất phèn, chua của vùng. - Hạn chế tác động của lũ vào mùa mưa, cần chủ động sống chung với lũ. - Bảo vệ, duy trì, tái tạo tài nguyên rừng: Đây là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và TNTN - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Đẩy mạnh trồng cây CN, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Phát triển CN chế biến. - Phát triển kinh tế liên hoàn-kết hợp mặt biển với đảo & đất liền. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV thông qua cách thức chơi, cho các câu hỏi lần lượt xuất hiện, HS nào dơ tay nhanh nhất dành quyền trả lời. HS trả lời đúng có quà hoặc điểm cộng. - Bước 2: HS giành quyền trả lời câu hỏi Câu 1. Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam trang11, hãy cho biết ba loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. Đất phèn, đất mặn, đất phù sa sông. B. Đất phèn, đất cát biển, đất phù sa sông. C. Đất cát biển, đất mặn, đất phù sa sông. D. Đất phèn, đất mặn, đất xám trên phù sa cổ. Câu 2. Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Sâu bệnh phá hoại mùa màng. B. Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền. C. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. D. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Câu 3. Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở ĐBSCL bị giảm sút chủ yếu là do A. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng. B. Nhu cầu lớn về gỗ, củi phục vụ sản xuất và đời sống. C. Liên tục xảy ra cháy rừng vào mùa khô. D. Tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân, phát triển nuôi tôm cháy rừng. Câu 4. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước dựa trên thế mạnh về A. khí hậu cận xích đạo, giao thông thuận lợi. B. diện tích rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa. D. áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật, ít thiên tai. Câu 5. Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là A. cơ khí nông nghiệp. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. sản xuất vật liệu xây dựng. D. chế biến lương thực, thực phẩm. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - HS vận dụng kiến thức đã học được tìm hiểu vấn đề thực tiễn của địa phương về sử dụng hợp lí tài nguyên của địa phương đang sinh sống. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Nghiên cứu bài 42. Tham khảo các tư liệu “Tìm hiểu các vấn đề nóng về Biển Đông

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, giáo án chi tiết bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, giáo án 5 bước bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, giáo án 5 hoạt động địa lý 12