Giáo án địa lý 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ( tiết 2 ) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên như: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật. - Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên. - Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp; đề xuất ra giải pháp thích hợp để khắc phục. 2. Kĩ năng - Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu. - Phân tích được mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện đặc điểm chung của một lãnh thổ. - Liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên - Khai thác Atlat và bản đồ địa lí tự nhiên 3. Thái độ - Hiểu những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất và đời sống. 4. Định hướng hình thành năng lực cho HS - Năng lực chung: năng lực tự tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác,năng lực sử dụng thông tin, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Năng lực đặc thù: Tìm kiếm xử lí thông tin qua biểu đồ, đọc bản đồ - tranh ảnh, tổng hợp tư duy theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Át lát địa lí Việt Nam, phiếu học tập - Máy chiếu, máy tính 2. Chuẩn bị của HS - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, Átlát Địa lí Việt Nam... - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và kiến thức thực tế hãy cho biết với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một mùa mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến địa hình, sinh vật, sông ngòi, đất? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bản thân và kiến thức đã học để nên tác động của khí hậu tới các nhân tố khác trong tự nhiên - Bước 3. HS suy nghĩ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời. - Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Các thành phần khác của tự nhiên 1. Mục tiêu: - Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên. - Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, hệ sinh thái rừng … - Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Khai thác các kiến thức từ bản đồ và Atlát Địa lý Việt Nam. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlát Địa lý Việt Nam, phiếu học tập. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 2, đọc sgk, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: + Tìm hiểu về địa hình: Biểu hiện, vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh? Hãy nêu những ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta? + Tìm hiểu về sông ngòi: Biểu hiện?Vì sao sông ngòi nước ta lại có các biểu hiện như trên? +Tìm hiểu về đất: Biểu hiện? Đất feralit có đặc tính gì và ah của nó đến việc sử dụng đất trong trồng trọt? + Tìm hiểu về sinh vật: Biểu hiện và nguyên nhân. - HS đọc SGK mục 2, đọc sgk, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. - GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: báo cáo về địa hình. + Nhóm 2: báo cáo về đất. + Nhóm 3: báo cáo về sông ngòi. + Nhóm 4: báo cáo về sinh vật. - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 2. Các thành phần khác của tự nhiên: a. Địa hình: xâm thực, bồi tụ. - Biểu hiện: + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. • Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi…… • Ở vùng núi đá vôi hình địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô và các đồi đá vôi sót. • Trên các vùng đồi thềm phù sa cổ: lớp đất bị bào mòn, rửa trôi => đất xám bạc mầu. + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. • Là hệ quả của quá trình xâm thực ở miền núi. • Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. - Ảnh hưởng: + Tích cực: mở mang đồng bằng ở hạ lưu sông. +Tiêu cực: đất bị bào mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. b. Sông ngòi. - Biểu hiện: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc: • Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. • Dọc bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. • Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng nhỏ. + Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. • Tổng lượng nước 839 tỉ m³/ năm (trong đó 60% lượng nước nhận từ bên ngoài vào). • Tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn/ năm. + Chế độ nước theo mùa: • Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa khô trùng mùa cạn. • Tính chất thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính chất thất thường trong chế độ dòng chảy. - Nguyên nhân: Do địa hình bị cắt xẻ, mưa lớn và phân hoá.. c. Đất. • Biểu hiện: Quá trình Feralit diễn ra mạnh.(quá trình phong hoá thành tạo đất-trong đó có sự hình thành đá ong). • Nguyên nhân: Do nhiệt, ẩm cao, mưa nhiều. d. Sinh vật. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau - Biểu hiện: + HST rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. + Cảnh quan phát triển trên đất feralit là tiêu biểu cho HST rừng nhiệt đới gió mùa. - Nguyên nhân: Do khí hậu t° ẩm gió mùa. Hoạt động 2: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống 1. Mục tiêu: - Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các mặt hoạt động SX và đời sống. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thảo luận 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlát Địa lý Việt Nam. 5. Sản phẩm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV nêu câu hỏi: - Bằng kiến thức được học em hãy nêu những thuận lợi khó khăn của nên nông nghiệp nhiệt đới ? - Với các ngành khác thì tính chất này ảnh hưởng như thế nào? Bước 2. HS trao đổi với nhau và trình bày . Bước 3. HS trình bày nội dung , HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, hướng dẫn HS và hoàn thiện nội dung. Bước 5: GV liên hệ thực tiễn - Bổ sung 1: Cuối năm 2007 đầu năm 2008 xảy ra trận rét kéo dài làm ảnh hưởng mạnh đến sản xuất, năng xuất giảm, giá lúa tăng nhanh gây tình trạng bất ổn giá gạo trên thị trường. - Bổ sung 2: Tình trạng hạn hán kéo dài của DH Nam Trung Bộ năm 2014-2015 và hạn mặn xảy ra tại ĐB Sông Cửu Long năm 2015. Gần đây là hiện tượng lũ quét xảy ra ở miền núi phía Bắc, ngập lụt xảy ra ở ĐB sông Hồng, sạt lở xảy ra tại ĐB sông Cửu Long 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống: a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Thuận lợi: Tạo điều kiện phát triển nền NN lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. - Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, ….. b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống. - Các hoạt động GTVT, du lịch….. chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa của khí hậu, mùa nước sông. - Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản. - Thiên tai hàng năm gây tổn thất cho sản xuất và đời sống của người dân. - Các hiện tượng bất thường => ảnh hưởng đến sx và đời sống. - Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trò chơi “ Lật mảnh ghép” Câu 1. Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu. B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn. D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm. Câu 2. Hệ thống sông Hồng gồm có 3 sông chính là A. sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô. B. sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Gâm. C. sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Chảy. D. sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Thái Bình. Câu 3. Về hình dáng, sông ngòi Bắc Bộ có dạng A. tỏa tia. B. nan quạt. C. lông chim. D. đối xứng đều. Câu 4. Nguyên nhân khiến đất feralit đỏ vàng là do A. các chất bazơ dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+bị rửa trôi mạnh. B. có sự tính tụ oxit sắt (Fe2O3). C. sự tích tụ ôxit nhôm (Al2O3). D. có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3). Câu 5. Nhóm đất than bùn tập trung chủ yếu ở vùng A. Giao Thuỷ (Nam Định) và Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). B. cửa sông Tiền và sông Hậu. C. Đồng Tháp Mười và U Minh. D. ven biển Nam Trung Bộ. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu hỏi: Địa hình Kacxtơ ở Việt Nam có nhiều nét độc đáo khác với nhiều nơi trên thế giới. Vậy những nét độc đáo đó là gì? Ở nước ta có những kiểu và miền Kacxtơ nào đáng chú ý? Hướng dẫn trả lời Từ “ Kacxtơ” vốn là một danh từ riêng, chỉ tên của một cao nguyên đá vôi ở dãy núi Anpơ Đinaric (Nam Tư cũ). Trong các từ điển hiện nay Kaxctơ được định nghĩa là quá trính tác động về mặt hóa học và một phần về mặt cơ học của nước ngầm vào các loại đá dễ hòa tan như đá vôi Do điều kiện nhiệt đới ẩm, nên các quá trình phong hóa vật lý, hóa học, sinh học diễn ra mạnh mẽ, tạo nên nhiều dạng Kaxctơ biểu hiện tính chất độc đáo của địa hình nước ta là địa hình Kaxctơ già. Các miền Kaxctơ ở nước ta gồm có: miền Kaxctơ ở vùng trũng đông bắc (ở đây có các vùng Kaxctơ Hạ Long đẹp và nổi tiếng và Kaxctơ Bắc Sơn có nhiều hang động lớn vào bậc nhất nước ta), miền Kaxctơ khối nâng Việt Bắc (có hồ Ba Bể), miền Kaxctơ ở vùng trũng sông Đà (vùng Kaxctơ Nho Quan ở Ninh Bình được coi như là một vịnh Hạ Long trên cạn); miền Kaxctơ từ khối nâng sông Mã đến vùng trũng Cửu Long (có động Phong Nha – một hang Kaxctơ trẻ - một kì quan ở Quảng Bình). 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu sự khác nhau giữa thiên nhiên miền Bắc, miền Nam, giữa đồng bằng ven biển và miền núi.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 12

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo), giáo án chi tiết bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo), giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo), giáo án 5 bước bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo), giáo án 5 hoạt động địa lý 12