Giải bài 1 Hàm số và đồ thị
Giải bài 1: Hàm số và đồ thị - sách cánh diều toán 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
LT-VD 1: Trong y học, một người cân nặng 60kg chạy với tốc độ 6,5k km/h thì lượng calo tiêu thụ được tính theo công thức: $c=4,7t$ (Nguồn: https://irace.vn), trong đó thời gian $t$ được tính theo phút. Hỏi $c$ có phải là hàm số của $t$ không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
$c$ là hàm số của $t$ vì với mỗi giá trị của $t$ chỉ cho đúng một giá trị của $c$
LT-VD 2: Tìm tập xác định của hàm số: $y=\frac{\sqrt{x+2}}{x-3}$.
Hướng dẫn giải:
Biểu thức $y=\frac{\sqrt{x+2}}{x-3}$ có nghĩa khi $\left\{\begin{array}{l}x +2\geq 0 \\ x -3\neq 0\end{array}\right.$ $\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{array}{l}x \geq -2 \\ x \neq 3\end{array}\right.$
Vậy tập xác định của hàm số đã cho là $D=[-2;+\infty) \setminus \{3\}$
LT-VD 3: Cho hàm số: $y=$ $\left\{\begin{array}{l}-x \ \text{nếu} \ x<0 \\ x \ \text{nếu} \ x>0\end{array}\right.$
a. Tìm tập xác định của hàm số trên.
b. Tính giá trị của hàm số khi $x=-1;x=2022$.
Hướng dẫn giải:
a. $D=\mathbb{R} \setminus \{0\}$
b.
- $x=-1<0$ $\Rightarrow y=-x=1$
- $x=2022>0$ $\Rightarrow y=x=2022$
LT-VD 4: Cho hàm số $y=\frac{1}{x}$ và ba điểm $M(-1;-1), N(0;2), P(2;1)$. Điểm nào thuộc đồ thị hàm số trên? Điểm nào không thuộc đồ thị hàm số trên?
Hướng dẫn giải:
$D=\mathbb{R} \setminus \{0\}$
$\Rightarrow N$ không thuộc đồ thì hàm số.
Khi $x=-1$; $x=2$ thì lần lượt $y=-1$; $y=\frac{1}{2}$. Vậy điểm $M$ thuộc đồ thị hàm số, điểm $P$ không thuộc đồ thì hàm số.
LT-VD 5: Dựa vào Hình 4, xác định $g(-2),g(0),g(2)$.
Hướng dẫn giải:
- $g(-2) \Rightarrow x=-2; \ y=-1$
- $g(0) \Rightarrow x=0; \ y=0$
- $g(2) \Rightarrow x=2; \ y=-1$.
LT-VD 6: Chứng tỏ hàm số $y=6x^2$ nghịch biến trên khoảng $(-\infty;0)$.
Hướng dẫn giải:
Xét hai số bất kì $x_{1}, x_{2} \in (-\infty;0)$ sao cho $x_{1}<x_{2}$.
Ta có: $x_{1}<x_{2}<0$ nên $6 x_{1}^{2}>6 x_{2}^{2}$ hay $f\left(x_{1}\right)>f\left(x_{2}\right).$
Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng $(-\infty;0)$.
Bình luận