Dễ hiểu giải Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống

Giải dễ hiểu bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 16. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG

Mở đầu: Năng lực học tập của mỗi người là do gene hay do môi trường quyết định?

Giải nhanh:

- Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường quyết định

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE VÀ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Có phát biểu cho rằng: “Tính trạng được di truyền trực tiếp từ bố, mẹ cho các con”. Phát biểu đó đúng hay sai? Giải thích.

Giải nhanh:

Phát biểu sai. Vì có nhiều tính trạng không chỉ phụ thuộc vào di truyền từ bố hoặc mẹ, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường và tương tác giữa gen và môi trường. Ví dụ, chiều cao và trọng lượng của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi cả di truyền lẫn môi trường như dinh dưỡng và hoạt động thể chất.

Câu 2: Thế nào là mức phản ứng? Cho ví dụ minh hoạ.

Giải nhanh:

- Cùng một kiểu gene có thể tạo ra các kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene được gọi là mức phản ứng của kiểu gene.

- Ví dụ, ở người, những trẻ đồng sinh cùng trứng, mặc dù có cùng kiểu gene, nhưng nếu được nuôi dưỡng trong các điều kiện môi trường khác nhau, có thể có chiều cao và cân nặng khác nhau.

II. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

Câu 1: Nêu một số giống vật nuôi, cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương mà em biết.

Giải nhanh:

- Giống lúc Bắc Thịnh ở Thanh Hóa

- 4 dòng lạc: L2009-3, L2009-4, L2009-5 và L2009-7 tại Trà Vinh

- Giống lúa DT17 đã áp dụng thành công tại các tỉnh phía Bắc: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ,...

- Giống cà chua P375, giống lúa CR203, giống đậu tương AK02 được trồng phổ biến ở nhiều nơi.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Giống thỏ Himalaya nuôi ở nhiệt độ môi trường 25°C hoặc thấp hơn có đuôi, tai, đầu các chi và mõm màu đen còn toàn thân có lông màu trắng (hình bên trái). Tuy nhiên, khi nuôi ở nhiệt độ môi trường bằng hoặc lớn hơn 30°C thì có lông hoàn toàn trắng (hình phải). Hãy đưa ra giả thuyết giải thích hiện tượng trên và đề xuất thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết.

BÀI 16. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG

Giải nhanh:

- Giả thuyết giải thích hiện tượng: Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nhiệt độ ở tế bào của phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cho lông đen. Trong khi đó các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gen của chúng lại không được biểu hiện (không tổng hợp được sác tố melanin) nên lông có màu trắng.

- Thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết: Cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá. Tại vị trí này, lông mọc lên có màu đen.

Câu 2: Sưu tầm thêm một số thành tựu về giống vật nuôi, cây trồng nổi tiếng ở các vùng miền của Việt Nam.

Giải nhanh:

* Giống cây trồng:

- Sầu riêng ở Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.

- Bơ sáp tại khu vực Tây Nguyên.

- Nhãn lồng ở Hưng Yên.

- Bưởi từ huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

- Vải thiều từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

* Giống vật nuôi:

- Giống cừu có nguồn gốc từ Phan Rang, Ninh Thuận, được coi là giống cừu duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

- Gà Đông Tảo: nuôi tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Chó Phú Quốc: nuôi tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Câu 3: Trẻ em bị bệnh rối loạn chuyển hoá galactosemia, có gene lặn làm mất khả năng sản sinh ra enzyme chuyển hoá đường galactose khiến đường galactose bị tích tụ lại trong máu và trong tế bào cao quá mức bình thường làm xuất hiện hàng loạt triệu chứng bệnh lí. Tác động từ môi trường theo cách nào có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh?

Giải nhanh:

- Hạn chế hoặc loại bỏ các thức ăn chứa galactose từ chế độ ăn uống của trẻ, bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Nên sử dụng sữa có công thức được chiết xuất từ đậu nành để giảm nồng độ Galactose trong máu của trẻ.

- Bổ sung canxi cho trẻ.

- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết và theo dõi y tế định kì.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác