Dễ hiểu giải Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 25: Thực hành

Giải dễ hiểu bài 25: Thực hành. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 25. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Thực hành ước tính kích thước quần thể, ước tính mật độ cá thể của quần thể ở loài thực vật hoặc động vật ít di chuyển.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ

  • Dụng cụ quan sát và tìm kiếm như ống nhòm, cuốc xẻng,....

  • Bản đồ, thước dây, bút, sổ ghi chép.

  • Dụng cụ tạo ô vuông. Mỗi loại ô vuông có kích thước tương thích với đối tượng cần ước tính.

2. Xác định đối tượng nghiên cứu

Quần thể các loài thực vật hoặc các loài động vật ít di chuyển như giun đất, ốc, cua, sò,...

III. NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Quy trình thực hành được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định khu vực phân bố của quần thể. Lập bản đồ chia các ô và đánh số. Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên để chọn một số vị trí lấy mẫu.

  • Bước 2: Đặt ô vuông vào vị trí đã chọn, đếm số lượng cá thể và ghi số liệu.

  • Bước 3: Xử lí số liệu, sau đó ước tính kích thước của quần thể theo công thức sau:

N  =  BÀI 25. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ  x  n

Trong đó: N: số lượng cá thể của quần thể; n: số lượng cá thể trung bình ở tất cả các ô vuông; A: tổng diện tích khu vực khảo sát; a: diện tích một ô vuông.

  • Bước 4: Dựa vào số liệu kích thước của quần thể ở bước 3 và diện tích khu vực phân bố của quần thể để ước tính mật độ cá thể của quần thể.

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

(Báo cáo mang tính gợi ý, học sinh nên báo cáo dựa theo quá trình thực tập và số liệu trên thực tế) 

1. Mục đích

Thực hành ước tính kích thước quần thể và mật độ cá thể của quần thể cây sưa đỏ tại khu vực núi Nùng thuộc công viên Bách Thảo Hà Nội.

2. Kết quả và giải thích

  • Khu vực phân bố của quần thể: Núi Nùng nằm trong công viên Bách Thảo (Hà Nội) rộng khoảng 60m2

  • Chia khu vực phân bố thành 9 ô, mỗi ô có kích thước 2 x 2 m, diện tích mỗi ô sẽ là 4m2, trung bình môi ô vuông có 2 cây sưa. Theo công thức, ta ước tính kích thước của quần thể:

N  =  BÀI 25. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ  x  n =   BÀI 25. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ  x  2 =  30 (cây)

  • Ước tính mật độ cá thể của quần thể: BÀI 25. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ = 0,5 cá thể/m2 hay 1 cá thể/2m2.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tại sao cần xác định khu vực phân bố của quần thể trước khi ước tính các đặc trưng của quần thể?

Giải nhanh:

Xác định khu vực phân bố của quần thể là bước quan trọng vì:

- Quần thể có thể có sự biến động địa lý, tạo ra sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm. Điều này đảm bảo rằng ước tính của quần thể phản ánh đầy đủ phạm vi phân bố.

- Môi trường sống khác nhau có thể tạo ra biến đổi đặc trưng. Xác định khu vực phân bố giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của môi trường.

- Giúp quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nắm bắt các mối quan hệ sinh thái và tương tác giữa quần thể và môi trường.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác