Dễ hiểu giải Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh-địa-hóa

Giải dễ hiểu bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh-địa-hóa. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 31. SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH - ĐỊA - HÓA

Mở đầu: Tại sao việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở mỗi quốc gia đều góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu?

Giải nhanh:

Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí CO2, góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu.

I. SINH QUYỂN VÀ KHU SINH HỌC

Câu 1: Tại sao nói sinh quyển là cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh?

Giải nhanh:

Sinh quyển là cấp độ tổ chức sống lớn nhất trên Trái Đất, bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái. Các hệ sinh thái trong sinh quyển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau qua các nhân tố vô sinh.

Câu 2: Tại sao để bảo vệ sinh quyển hiệu quả thì cần có sự đồng thuận và thực hiện đồng thời ở tất cả các nước trên thế giới?

Giải nhanh:

Sinh quyển, như một hệ sinh thái, có khả năng tự điều chỉnh và chịu ảnh hưởng từ các thay đổi ở bất kỳ đâu trên Trái Đất. Để bảo vệ sinh quyển hiệu quả, cần có sự hợp tác và thực hiện các biện pháp đồng nhất trên toàn cầu.

II. CHU TRÌNH SINH - ĐỊA - HÓA

Câu 1: Em hãy lấy một số ví dụ về hoạt động của con người gây mất cân bằng chu trình sinh - địa – hoá.

Giải nhanh:

Một số hoạt động của con người gây mất cân bằng chu trình sinh - địa – hoá bao gồm đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, sản xuất phân đạm từ khí nitrogen, và chặt phá rừng. Điều này dẫn đến tăng lượng CO2, gây phú dưỡng và ô nhiễm nguồn nước, cũng như làm suy giảm đa dạng sinh vật.

Câu 2: Những quá trình nào trong chu trình carbon làm giảm lượng CO2 trong khí quyển?

Giải nhanh:

Những quá trình giảm lượng CO2 trong khí quyển bao gồm quang hợp của sinh vật, CO2 hoàn tan trong nước tạo carbonate, và xác sinh vật, chất thải động vật lắng đọng thành vật chất.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và giảm diện tích rừng lại là những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu? Con người cần làm gì để giảm lượng CO2 trong khí quyển?

Giải nhanh:

- Sử dụng quá nhiều nguyên liệu hóa thạch tạo ra lượng lớn khí CO2 - một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, cùng với đó là diện tích rừng suy giảm làm khả năng hấp thu khí CO2 của rừng cũng bị giảm.

- Biện pháp giảm lượng CO2 trong khí quyển:

  • Chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, gió, thủy điện, sinh học).

  • Bảo vệ và tái tạo rừng.

  • Áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng vàp trong ngành công nghiệp.

Câu 2: Rừng có tác động như thế nào đến sự lưu chuyển nước ở lục địa? Chặt phá rừng có tác động như thế nào đến chu trình nước và gây hại gì cho đời sống con người?

Giải nhanh:

- Tác động của rừng đến sự lưu chuyển nước ở lục địa: 

  • Rừng hấp thụ nước qua nhờ lông hút ở rễ cây và thải nước ra môi trường thông qua quá trình thoát hơi nước. 

  • Rừng cản trở dòng nước, giảm nguy cơ lũ lụt và xói mòn đất.

- Chặt phá rừng làm tăng nguy cơ lũ lụt, giảm chất lượng nguồn nước, xói mòn đất; con người phải đối mặt với các đợt lũ quét gây thiệt hại lớn, chất lượng đất giảm ảnh hưởng đến nông nghiệp, cùng với đó là nguồn nước kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Câu 3: Nước trên Trái Đất không bị mất đi nhưng tại sao con người lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, đặc biệt là nước sạch? Con người cần làm gì để bảo vệ và phát triển nguồn nước sạch?

Giải nhanh:

- Nước trên Trái Đất tuy không mất đi nhưng do nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng cùng với đó là sự gia tăng dân số và các hoạt động công nghiệp khiến nguồn nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm.

- Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn nước sạch:

  • Tiết kiệm nước.

  • Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng.

  • Thực hiện các biện pháp quản lý nguồn nước hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu, bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến để tái sử dụng và tái tạo nguồn nước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác