Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kiểu hình của sinh vật được hình thành do sự tương tác giữa:

  • A. kiểu gene và kĩ thuật canh tác
  • B. kiểu gene và môi trường
  • C. môi trường và kĩ thuật canh tác
  • D. giống và kĩ thuật canh tác.

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Kiểu gene quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.
  • B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác kiểu gene và môi trường.
  • C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gene mà không phụ thuộc vào môi trường.
  • D. Bố mẹ không truyền đạt cho con kiểu hình có sẵn mà di truyền kiểu gen quy định mức phản ứng.

Câu 3: Mức phản ứng có thể được xác định bằng cách nào?

  • A. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có kiểu gene khác nhau ở các môi trường khác nhau.
  • B. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene và ở một môi trường xác định.
  • C. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có các kiểu gene khác nhau trong một môi trường xác định.
  • D. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene ở các môi trường khác nhau.

Câu 4: Người ta làm thí nghiệm trên một giống thỏ Himalaya như sau: cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; sau một thời gian, tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Phát biểu nào sau đây đúng khi giải thích về hiện tượng này?

  • A. Nhiệt độ thấp làm cho allele quy định lông trắng bị biến đổi thành allele quy định lông đen.
  • B. Nhiệt độ thấp gây ra đột biến làm tăng hoạt động của gene quy định lông đen,
  • C. Nhiệt độ thấp làm bất hoạt các enzyme cần thiết để sao chép các gene quy định màu lông.
  • D. Nhiệt độ thấp làm thay đổi biểu hiện gene quy định màu lông thỏ.

Câu 5:  Hiện tượng nào sau đây không phải là thường biến?

  • A. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
  • B. Số lượng hồng cầu tăng lên khi di chuyển lên vùng cao.
  • C. Cây bàng rụng lá vào mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
  • D. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường.                       

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đóng góp cho việc giải thích tại sao mức phản ứng có bản chất di truyền?

  • A. Kiểu hình ở sinh vật được xác định bởi chức năng của protein cấu trúc và protein thực hiện các chức năng khác của tế bào.
  • B. Thông tin di truyền trong gene xác định trình tự chuỗi polypeptide cấu thành nên protein.
  • C. Các RNA và protein là sản phẩm mã hoá của gene, do kiểu gene chi phối hình thành trong tế bào của cơ thể.
  • D. Một số biến dị về kiểu hình của sinh vật không liên quan đến sự biến đổi về kiểu gene.

Câu 7: Một gene chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở nhiệt độ môi trường thấp khoảng (25℃) nhưng ở nhiệt độ cao (bằng hoặc trên 30℃) thì không biểu hiện. Giải thích nào dưới đây về hiện tượng này là đúng?

  • A. Ở điều kiện nhiệt độ cao, gene bị biến tính.
  • B. Sản phẩm của gene có thể vẫn được tạo ra khi môi trường có nhiệt độ cao, nhưng không có chức năng.
  • C. Ở điều kiện nhiệt độ cao, gene bị đột biến làm mất chức năng.
  • D. Sản phẩm của gene không bị thay đổi cấu hình không gian khi ở nhiệt độ thấp.

Câu 8: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gene của giống lúa X bị thay đổi theo.
  • B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
  • C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
  • D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gene quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 9: Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng có màu hoa khác nhau tùy thuộc vào: 

  • A. nhiệt độ môi trường.                                  
  • B. cường độ ánh sáng.
  • C. hàm lượng phân bón.                                 
  • D. độ pH của đất.

Câu 10: Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng?

  • A. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gene nên có mức phản ứng giống nhau.
  • B. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị giảm.
  • C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị sụt giảm.
  • D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.

Câu 11: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gene của giống lúa X bị thay đổi theo.
  • B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
  • C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
  • D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gene quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 12: Người ta làm thí nghiệm trên một giống thỏ Himalaya như sau: cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; sau một thời gian, tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Phát biểu nào sau đây đúng khi giải thích về hiện tượng này?

  • A. Nhiệt độ thấp làm cho allele quy định lông trắng bị biến đổi thành allele quy định lông đen.
  • B. Nhiệt độ thấp gây ra đột biến làm tăng hoạt động của gene quy định lông đen,
  • C. Nhiệt độ thấp làm bất hoạt các enzyme cần thiết để sao chép các gene quy định màu lông.
  • D. Nhiệt độ thấp làm thay đổi biểu hiện gene quy định màu lông thỏ.

Câu 13: Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối bởi (các) yếu tố nào sau đây?

  • A. Kiểu gene.
  • B. Môi trường.
  • C. Kiểu gene và môi trường.
  • D. Các cơ thể sinh vật khác sống trong cùng môi trường.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Tính trạng đơn gene chỉ biểu hiện thành một kiểu hình ở các môi trường khác nhau. 
  • B. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu hình của các tính trạng đa gene là lớn hơn so với sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng đơn gene. 
  • C. Mức biến dị của tính trạng đa gene thường cao hơn so với tính trạng đơn gene.
  • D. Ở các môi trường khác nhau, với tính trạng đa gene, một kiểu gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác