Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình tái bản DNA diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Nhân tế bào

  • A. Nhân tế bào 
  • B. Tế bào chất
  • C. Màng tế bào
  • D. Mitochondria

Câu 2: Quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gene đến protein bao gồm mấy bước?

  • A. 2 bước: Nhân bản và dịch mã
  • B. 3 bước: Nhân bản, dịch mã và dịch nghĩa
  • C. 3 bước: Nhân bản, dịch mã và dịch nghĩa
  • D. 2 bước: Nhân bản và chuyển dịch

Câu 3: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện của gene, yếu tố nào không trực tiếp tham gia vào quá trình khởi động phiên mã?

  • A. Tín hiệu từ môi trường
  • B. Các yếu tố phiên mã
  • C. RNA polymerase
  • D. Các yếu tố ức chế gene

Câu 4: Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham gia?

  • A. các nucleotide tự do.
  • B. enzyme ligase.
  • C. amino acid.
  • D. DNA polymerase.

Câu 5: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành

  • A. cùng chiều tháo xoắn của DNA.
  • B. cùng chiều với mạch khuôn.
  • C. theo chiều 3’ đến 5’.
  • D. theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 6: Triplet 3’CAT5’ mã hóa amino acid valine, tRNA vận chuyển amino acid này có anticodon là 

  • A. 5’GUA3’.
  • B. 3’CAU5’.
  • C. 5’CAU3’.
  • D. 3’GUA5’.

Câu 7: Hình dưới đây minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này và cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
  • B. Hình bên minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
  • C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gene được biểu hiện thành tính trạng.
  • D. (1) và (2) đều chung một hệ enzyme.

Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon lac ở vi khuẩn E.coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của operon thì quá trình phiên mã của các gene lacZ, lacY, lacA có thể không diễn ra ngay cả khi môi trường có lactose?

  • A. Gene cấu trúc lacZ.
  • B. Trình tự P (promoter).
  • C. Gene cấu trúc lacY.
  • D. Gene cấu trúc lacA.

Câu 9: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gene của operon lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactose?

  • A. Một phân tử lactose liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.
  • B. RNA polymerase liên kết với trình tự P (promoter) để tiến hành phiên mã.
  • C. Protein ức chế liên kết với trình tự O (operator) ngăn cản quá trình phiên mã của các gene cấu trúc.
  • D. Các phân tử mRNA của các gene cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzyme phân giải đường lactose.

Câu 10: Tác nhân sinh học gây ra đột biến gene gồm

  • A. virus viêm gan B, virus herpes.
  • B. nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.
  • C. kiến ba khoang, ong bắp cày.
  • D. nấm độc, vi khuẩn lao.

Câu 11: Để chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào thực vật cần sử dụng súng bắn gene bắn các hạt chứa DNA tái tổ hợp được bọc bằng vàng hay wolfram hoặc dùng virus vì

  • A. tế bào thực vật có thành tế bào.
  • B. tế bào thực vật có tính toàn năng.
  • C. tế bào thực vật có nhiều sắc tố quang hợp.
  • D. tế bào thực vật có không bào rất lớn.

Câu 12: Đâu là thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp trong ngành dược phẩm?

  • A. “Lúa vàng” có gene sản xuất β-carotene (tiền chất của vitamin A).
  • B. Cá hồi có gene quy định hormone sinh trưởng của người.
  • C. Giống ngô Bt có gene Bt có khả năng kháng sâu đục thân.
  • D. Cừu có gene quy định protein antithrombin của người.

Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

  • A. là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được tái bản.
  • B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
  • C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
  • D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau

Câu 14: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là

  • A. 18,75%.
  • B. 75%.
  • C. 6,25%.
  • D. 12,50%.

Câu 15: Ở cây hoa mõm chó (Antirrhinum majus L.), màu sắc của hoa do một gene có hai allele có tương tác trội không hoàn toàn quy định. Khi thực hiện phép lai giữa hai cây thuần chủng có hoa màu đỏ và hoa màu trắng với nhau thu được các cây F1. Khi cho các cây F1 tự thụ phấn sẽ thu được các cây F2 có: 

  • A. 1 kiểu gene và 1 kiểu hình. 
  • B. 3 kiểu gene và 2 kiểu hình. C. 4 kiểu gene và 3 kiểu hình.
  • D. 3 kiểu gene và 3 kiểu hình.

Câu 16: Ở người, bệnh máu khó đông do một gene lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có allele tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

  • A. XmX×  XmY.
  • B. XMX×  XmY.
  • C. XmX×  XMY.
  • D. XMX×  XMY.

Câu 17: Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tính do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Bố bị máu khó đông và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con gái bị bệnh là 25%.
  • B. Bố không bị bệnh và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 25% và đó là con trai.
  • C. Bố bị máu khó đông và mẹ không mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 50%.
  • D. Mẹ bị máu khó đông thì con trai cũng bị máu khó đông.

Câu 18: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene TRẮC NGHIỆM đã xảy ra hoàn vị gene. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, tần số hoán vị gene được tính bằng tổng tỉ lệ phần trăm của 2 loại giao tử nào sau đây?

  • A. BDbd.
  • B. bdbD.
  • C. BdbD.
  • D. Bdbd.

Câu 19: Giả sử một loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể ba?

  • A. AaaBbDdee.
  • B. AabDdEe.
  • C. aaBbddee.
  • D. AABbddee.

Câu 20: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.

III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Bằng phương pháp đơn giản nào người ta có thể xác định được bệnh máu khó đông ở người là do gene lặn nằm trên NST giới tính X, không có allele trên NST Y?

  • A. Nghiên cứu tế bào học.
  • B. Xét nghiệm DNA.
  • C. Nghiên cứu di truyền quần thể.
  • D. Nghiên cứu phả hệ.

Câu 22: Phả hệ hình bên mô tả sự di truyền của một tính trạng ở người (gồm kiểu hình 1 và kiểu hình 2) do một gene có 2 allele quy định, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, phát biểu nào về tính trạng này là đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Kiểu hình 1 do allele lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST Y quy định.
  • B. Kiểu hình 2 do allele trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định.
  • C. Kiểu hình 2 luôn di truyền theo dòng mẹ.
  • D. Kiểu hình 1 do allele lặn nằm trên NST thường quy định.

Câu 23: Mệnh đề nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân?

  • A. Tạo dòng bất thụ đực tế bào chất sử dụng trong lai giống.
  • B. Phân tích đột biến gene ti thể để chẩn đoán bệnh di truyền.
  • C. Phương pháp sinh em bé “ba cha mẹ”.
  • D. Phân tích khả năng di truyền của bệnh di truyền từ cha sang con.

Câu 24: Một đột biến điểm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

  • A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
  • B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
  • C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
  • D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác