Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 8: Học thuyết di truyền Mendel

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 8: Học thuyết di truyền Mendel có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau?

  • A. G.J. Mendel.
  • B. F. Jacob.
  • C. K. Correns.
  • D. T.H. Morgan.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là không đúng?

  • A. Hai allele của một gene quy định tính trạng với kiểu hình tương phản.
  • B. Hai gene quy định hai tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  • C. Khi cơ thể F1 giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau.
  • D. Sự kết hợp ngẫu nhiên với xác suất như nhau giữa các giao tử trong thụ tinh tạo nên tỉ lệ phân li ở thế hệ F2.

Câu 3: Mendel đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào sau đây khi tiến hành thí nghiệm phát hiện quy luật phân li độc lập?

  • A. Cải bắp.             
  • B. Đậu Hà Lan.      
  • C. Cây hoa phấn.    
  • D. Ruồi giấm.

Câu 4: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gene đồng hợp tử trội?

  • A. AA × Aa.
  • B. Aa × Aa.
  • C. Aa × aa.
  • D. AA × AA.

Câu 5: Ngựa có thể có màu lông trắng (ngựa bạch), lông hạt dẻ hoặc lông vàng trắng. Trong đó, ngựa có màu lông vàng trắng là không thuần chủng. Khi thực hiện lai giống ngựa, các phép lai thu được kết quả như sau:Ngựa lông trắng × ngựa lông vàng trắng → ½ ngựa lông trắng : ½ ngựa lông vàng trắng. Ngựa lông hạt dẻ × ngựa lông vàng trắng → ½ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông vàng trắng. Ngựa lông vàng trắng × ngựa lông vàng trắng → ¼ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông vàng trắng : ¼ ngựa lông trắng.

Nếu cho ngựa lông hạt dẻ lai với ngựa lông trắng, sẽ thu được các cá thể ngựa con với tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?

  • A. 100% ngựa lông hạt dẻ.
  • B. 100% ngựa lông trắng.
  • C. 100% ngựa lông vàng trắng.
  • D. ½ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông trắng.

Câu 6: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene AABB giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

  • A. 2.                       
  • B. 4.                       
  • C. 3.                       
  • D. 1.

Câu 7: Xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định hoa đỏ, allele a quy định hoa trắng; allele B quy định quả tròn, allele b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện gene không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng có kiểu gene nào sau đây?

  • A. aaBB.
  • B. AABB.
  • C. aabb.
  • D. AAbb.

Câu 8: Một nghiên cứu chỉ ra rằng tính trạng màu lông do một gene quy định, tuy nhiên, có thể quan sát được thỏ với bốn màu lông khác nhau: bạch tạng, nâu, trắng có đốm đen (kiểu hình chinchilla), trắng ở thân và đen ở chi (kiểu hình hymalaya). Sự di truyền tính trạng màu lông thỏ tuân theo hiện tượng di truyền nào?

  • A. Trội không hoàn toàn.
  • B. Gene đa hiệu.
  • C. Tương tác gene không allele.
  • D. Gene đa allele.

Câu 9: Ở đậu hà lan, allele quy định kiểu hình hạt trơn và allele quy định kiểu hình nào sau đây được gọi là một cặp allele?

  • A. Quả vàng.
  • B. Thân cao.
  • C. Hạt nhăn.
  • D. Hoa trắng.

Câu 10: Sản phẩm của các gene không allele có thể tương tác với nhau theo các kiểu khác nhau: Sản phẩm của các gene không allele (1) với nhau nhưng tham gia vào (2), từ đó tham gia hình thành nên tính trạng. Sản phẩm của các gene không allele (3) với nhau cùng quy định một tính trạng, trong đó mỗi gene đóng góp một phần vào sự hình thành tính trạng chung.

Các vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là:

  • A. (1) không tương tác trực tiếp, (2) một phân tử protein nhiều thành phần, (3) tương tác trực tiếp
  • B. (1) không tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) tương tác trực tiếp
  • C. (1) tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) không tương tác trực tiếp
  • D. (1) tương tác trực tiếp, (2) một phân tử protein nhiều thành phần, (3) không tương tác trực tiếp.

Câu 11: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene nào sau đây tạo ra giao tử ab?

  • A. AaBB.
  • B. Aabb.
  • C. AAbb.
  • D. aaBB.

Câu 12: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gene đồng hợp?

  • A. aa × aa.
  • B. AA × aa.
  • C. Aa × Aa.
  • D. Aa × Aa.

Câu 13: CƠ thể có kiểu gene nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gene?

  • A. aaBb.
  • B. AaBb.
  • C. Aabb.
  • D. AAbb.

Câu 14: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?

  • A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
  • B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
  • C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
  • D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.

Câu 15: Cơ thể có kiểu gene nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gene đang xét?

  • A. AaBb.
  • B. AaBB.
  • C. AAbb.
  • D. AABb.

Câu 16: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định thân cao là trội hoàn toàn có với allele a quy định thân thấp. Theo lý thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có hai loại kiểu hình?

  • A. aa × aa.              
  • B. AA × aa.            
  • C. Aa × aa.             
  • D. AA × AA.

Câu 17: Cho biết mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1?

  • A. AaBb × AaBb.
  • B. Aabb × AaBb.
  • C. Aabb × aaBb.
  • D. AaBb × aaBb.

Câu 18: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?

  • A. AaBb × AaBb.
  • B. AaBb × AABb.
  • C. AaBb × AaBB.
  • D. AaBb × AAbb.

Câu 19: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là

  • A. 18,75%.
  • B. 75%.
  • C. 6,25%.
  • D. 12,50%.

Câu 20: Một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, 2 cặp gene này phân li độc lập. Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 2 allele trội ở F2 chiếm tỉ lệ

  • A. 1/4.
  • B. 11/32.
  • C. 3/8.
  • D. 7/16.

Câu 21: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene (A, a và B, b), mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng và đều dị hợp 1 cặp gene giao phấn với nhau, thu được F1 chỉ có 1 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, ở F1 số cây có 3 allele trội chiếm tỉ lệ

  • A. 1/2.
  • B. 1/4.
  • C. 3/4.
  • D. 1.8.

Câu 22: Ở một loài thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây hoa đỏ × Cây hoa đỏ, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2

  • A. 15 : 1.
  • B. 3 : 1.
  • C. 5 : 3.
  • D. 7 : 1.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác